Trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất của Trung Quốc, hiện tràn lan đoạn video ngắn của một bộ phim từ 25 năm trước. Khuôn mặt nhân vật chính cũ được thay bằng diễn xuất của Dương Mịch, nữ diễn viên nổi tiếng Trung Quốc bằng công nghệ Deepfake. Đây là thủ thuật tạo ra hình ảnh hư cấu nhờ vào AI, được xem như "bóng ma mới của Internet".
Có rất nhiều lượt bình luận ủng hộ, khen ngợi Dương Mịch diễn còn hay hơn đoạn clip gốc. Video trên nằm trong top trending của Weibo và đạt được khoảng 120 triệu lượt hashtag.
Nữ diễn viên Dương Mịch bị ghép mặt vào một phim cổ trang 25 năm trước và hầu như mọi khán giả đều nghĩ đây là video người thật đóng. |
"Tôi có đọc ở đâu đó trên Instagram có cô diễn viên người Mỹ lên tiếng phản đối Deepfake. Không hiểu sao ở Trung Quốc mọi người lại tỏ vẻ thích thú. Thật không còn gì để nói", người dùng Weibo bình luận.
"Cộng nghệ Deepfake thật đáng sợ, nếu rơi vào tay kẻ xấu, đời tư của người khác sẽ bị hủy hoại", một người dùng Weibo khác chia sẻ.
Tại Mỹ, các nhà làm luật đang cố gắng hết sức vật lộn với vấn nạn Deepfake. Tháng 12 năm ngoái, Ben Sasse, thượng nghị sĩ bang Nebraska công bố dự luật đầu tiên tại Mỹ quy tất cả hành động lạm dụng Deepfake là phạm tội. Nhưng, dự luật đã hết hạn vì chưa được thông qua. Tiếp theo, tại New York, một dự luật phòng chống Deepfake cũng được công bố, nhưng lại vấp phải sự phản đối của các nhà sản xuất phim Hollywood.
Hiện tại, đất nước đông dân nhất thế giới vẫn chưa có bộ luật chi tiết đối phó với nạn Deepfake. Theo Beijing News, những video Deepfake dần trở thành những tài nguyên bất hợp pháp vì tiềm tàng khả năng gây hại đến nhân phẩm và hình ảnh của công dân Trung Quốc.
Mặt khác, không giống như Mỹ, Trung Quốc dễ dàng loại bỏ Deepfake nhờ cơ chế luật hiện có. Giới chức Trung Quốc đã từng chặn và xóa nhiều loại nội dung "kích động" tương tự như meme, truyện chế hoặc video nhạc ASMR. Hiện tại, Brother Face-Swapping, người dùng Weibo đầu tiên đăng tải đoạn clip trên đã bị xóa bỏ, nhưng tốc độ lan truyền của video vẫn không hề có dấu hiệu chấm dứt.
Làn sóng Deepfake ngày càng lan rộng và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ảnh: Weibo. |
Ở Mỹ, cơn bão Deepfake lan rộng khắp mọi nơi, người nổi tiếng bị ghép vào các đoạn phim khiêu dâm còn các chính trị gia buộc phải chứng thực cho điều họ chưa hề nói. Cựu tổng thống Mỹ Barrack Obama, Nicolas Cage, Scarlett Johansson cùng nhiều nhân vật nổi tiếng khác bị ảnh hưởng về mặt hình ảnh nghiêm trọng.
"Sự thật rằng cố gắng bảo vệ bản thân khỏi Internet là điều hoàn toàn bất khả", Scarlett Johansson trả lời trên Washington Post.