Hàng loạt cửa hàng kinh doanh, bãi giữ xe, quán nhậu, cà phê, hàng rong... chiếm toàn bộ vỉa hè, thậm chí tràn xuống lòng đường khiến phố phường Sài Gòn ngày càng nhếch nhác.
Hàng loạt tuyến đường ở nội, ngoại thành TP HCM có vỉa hè bị người kinh doanh chiếm dụng triệt để. Trong ảnh: Đường Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) vỉa hè biến mất bởi vô số bảng quảng cáo, xe cộ, hàng hóa dựng bên đường.
Tại khu vực trung tâm, rất nhiều tuyến phố trở thành nơi kinh doanh kiếm lợi của không ít người.
Vỉa hè bên cạnh một nhà hàng trên đường Nguyễn Cảnh Chân (quận 1) dày đặc xe máy, không có một khoảng trống cho người đi bộ.
Xe máy dựng chiếm vỉa hè, ôtô cũng leo lên lề đường Trần Quốc Hoàn (quận Tân Bình).
Cửa hàng kinh doanh thời trang, túi xách trên đường CMT8 (quận 3) trưng bày hàng chiếm hết vỉa hè. Một bà cụ phải loạng choạng bước xuống lòng đường đi qua.
Đường Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp), một trong 4 tuyến đạt 100% các tiêu chí của đường kiểu mẫu nhưng hàng loạt cửa hàng trưng bày sản phẩm ra vỉa hè.
Các tuyến đường xung quanh chợ Tân Bình (quận Tân Bình) như Tân Xuân, Tân Lập, Tân Thọ, Tân Tiến... dường như không còn thấy vỉa hè.
Bảng sửa xe máy, ma-nơ-canh, hàng rong dày đặc khiến một đoạn vỉa hè đường Cộng Hòa (quận Tân Bình) không còn chỗ "thở".
Vỉa hè đường Phạm Ngũ Lão (quận Gò Vấp) cũng biến mất.
Xe máy, hàng trái cây, bình ga bên vỉa hè khiến người đi bộ phải luồn lách để vượt qua trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bình Thạnh).
Một hộ làm bánh bao đặt những chiếc bếp than đỏ lửa ngay bên lòng đường CMT8 (quận 10) để buôn bán.
Lâu nay, mặc dù
các cơ quan chức năng
gắn hàng loạt biển cấm trên đường Hoàng Minh Giám (quận Phú Nhuận) nhưng đội quân hàng rong vẫn "cát cứ" lòng đường.
Nhiều năm nay, hàng loạt điểm bán trái cây trên đường Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp) chiếm dụng toàn bộ vỉa hè khiến người đi bộ phải bước xuống lòng đường.
Đường Nguyễn Trãi (quận 5) lâu nay nổi tiếng với tình trạng lấn chiếm vỉa hè bởi những gian hàng nón bảo hiểm, mũ vải, áo quần khiến cơ quan chức năng đau đầu giải quyết. Trong ảnh: Một thành lũy với hai kệ hàng bán mũ vải giăng ngang vỉa hè. Người đi bộ muốn qua đây phải luồn qua khe hở nhỏ của hai chiếc kệ này.
Tiệm sửa xe gắn máy trên đường CMT8 đẩy hai bà cháu đi bộ ra giữa lòng đường, trong khi các phương tiện đang chạy tốc độ cao.
Không chỉ chiếm vỉa hè làm quán cơm, chủ kinh doanh này còn đưa cả bếp nướng xuống lòng đường 3/2 (quận 10).
Vào giữa trưa, khách tập trung đông, nhiều quán cơm ở trung tâm TP còn bày cả bàn ghế ra giữa vỉa hè cho khách như đường Trương Định, Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng...
Đường Phạm Văn Đồng (thuộc các quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức) được mệnh danh là... đường của dân nhậu. Vào cuối chiều hàng ngày, hàng loạt quán nhậu bày bàn ghế ra vỉa hè.
Buổi tối, đường Bùi Viện (quận 1) nườm nượp khách Tây và giới trẻ tụ về khiến vỉa hè biến mất.
Quán cà phê trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1) đưa bàn ghế ra chiếm hết vỉa hè. Du khách nước ngoài, dân công sở bị đẩy xuống lòng đường.
Sau 4 năm thực hiện chỉ có 4/159 tuyến đường tại TP HCM đạt tiêu chí đăng ký tuyến đường kiểu mẫu, còn lại vẫn nhếch nhác quán nhậu, buôn bán lấn chiếm vỉa hè.
Từ 21h30 ngày 5/11 đến 2h30 ngày 6/11, khu vực Hà Tĩnh - Quảng Ngãi tiếp tục có mưa với lượng tích lũy phổ biến từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế là 20-30 mm, có nơi trên 70 mm.