Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vị trí 12 ga tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành ở tỉnh Đồng Nai

Đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành có chiều dài 41,83 km, trong đó, đoạn qua TP.HCM dài hơn 11,7 km và qua Đồng Nai dài hơn 30 km.

Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị tỉnh Đồng Nai và các đơn vị liên quan tham gia ý kiến đối với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành do liên danh đơn vị tư vấn Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) và Công ty CP Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam (TEDI SOUTH) lập.

Duong sat cao toc TP.HCM anh 1

Sơ đồ hướng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành.

Theo phương án được đề xuất, đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành có chiều dài 41,83 km, trong đó, đoạn qua TP.HCM dài hơn 11,7 km và qua Đồng Nai dài hơn 30 km. Loại hình vận tải áp dụng cho Dự án Đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành được kiến nghị là loại hình đường sắt vận chuyển nhanh (RRT/MRT).

Theo đề xuất của đơn vị tư vấn trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hướng tuyến bắt đầu từ ga Thủ Thiêm và ga cuối ở Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Trên toàn tuyến, xây dựng 20 nhà ga bao gồm 16 ga trên cao và 4 ga ngầm. Trong tổng số 20 nhà ga được đề xuất xây dựng, Đồng Nai có 12 ga gồm 8 ga trên cao và 4 ga ngầm.

Theo đó, 8 nhà ga trên cao được đề xuất xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 7 ga trên địa bàn huyện Nhơn Trạch gồm: ga S9 - Long Tân (xã Long Tân); ga S10 - Phú Thạnh và ga S11 - Tuy Hạ (xã Phú Thạnh); ga S12 - Nhơn Trạch và ga S13 - Phú Hội (xã Phú Hội); ga S14 - Phước Thiền và ga S15 - Hiệp Phước (thị trấn Hiệp Phước), huyện Nhơn Trạch.

Trên địa bàn huyện Long Thành có 1 ga trên cao là ga S16 (tại xã Long An) và 4 ga ngầm gồm: ga S17, S18 tại xã Long Phước; ga S19 - Long Thành T1-2, xã Bình Sơn và ga S20 - Long Thành T3-4, Sân bay Long Thành, xã Bình Sơn.

Đơn vị tư vấn đề xuất bố trí một khu depot rộng hơn 21 hécta tại xã Cẩm Đường, huyện Long Thành.

Quy mô đầu tư được đề xuất, Dự án Đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành có sơ bộ tổng mức đầu tư gần 85.000 tỷ đồng, tương đương hơn 3,4 tỷ USD (không bao gồm lãi vay). Thời gian khởi công dự án dự kiến trong năm 2026, hoàn thiện đưa vào khai thác năm 2030.

Theo liên danh đơn vị tư vấn, việc đầu tư đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành rất cần thiết để thực hiện 4 mục tiêu: hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ; đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách trên hành lang kết nối trung tâm TP.HCM và Sân bay Long Thành; tạo không gian phát triển mới, đẩy nhanh quá trình phát triển đô thị, phân bổ dân cư, lao động dọc hành lang và tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ; phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Lý do không di dời tuyến đường sắt hơn 15 năm dừng hoạt động

Dù đã dừng hoạt động hơn 15 năm, nhưng nhà ga đường sắt tại trung tâm thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) không được di dời, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài sản.

Hành động quyết liệt để làm nhanh dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Thường trực Chính phủ yêu cầu đổi mới cách nghĩ, cách làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với quan điểm: hành động quyết liệt; huy động mọi nguồn lực...

Bộ GTVT nêu lý do chọn làm tàu đường sắt tốc độ cao 350 km/h

Bộ GTVT cho biết đầu tư tàu đường sắt tốc độ cao 250 km/h chi phí sẽ thấp hơn vận tốc 350 km/h, nhưng nếu muốn nâng cấp lên 350 km/h là khó khả thi và không hiệu quả.

Thực trạng giao thông, văn hóa ứng xử của người tham gia, văn hóa quản lý, điều hành giao thông, các vấn đề liên quan tới quy hoạch và giải pháp xây dựng giao thông Việt Nam trong tương lai đều được PGS.TS. Phạm Ngọc Trung đề cập tới trong cuốn Văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay.

https://tienphong.vn/vi-tri-12-nha-ga-cua-tuyen-duong-sat-thu-thiem-long-thanh-tren-dia-ban-tinh-dong-nai-post1684699.tpo

Mạnh Thắng/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm