Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao Trung Quốc thích Obama làm Tổng thống Mỹ?

Ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney công kích Trung Quốc nhằm kiếm phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống. Việc này khiến Bắc Kinh mếch lòng.

Vì sao Trung Quốc thích Obama làm Tổng thống Mỹ?

Ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney công kích Trung Quốc nhằm kiếm phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống. Việc này khiến Bắc Kinh mếch lòng.

Nếu trong cuộc chiến tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008, Trung Quốc không phải là điểm sáng để 2 ứng viên đảng Dân chủ Barack Obama lẫn Cộng hòa John McCain giành phiếu bầu từ cử tri thì năm nay, mọi chuyện lại hoàn toàn khác.

Liên tục đả kích Trung Quốc bằng những tuyên bố diều hâu “chắc như đinh đóng cột” trong suốt thời gian qua, ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney khiến nhiều người tin rằng, ngay khi ông được ngồi vào chiếc ghế tổng thống mơ ước, Washington sẽ thực thi chính sách đối đầu với Trung Quốc.

Chiến dịch tranh cử của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney lấy Trung Quốc làm tiêu điểm trong cuộc chiến giành phiếu bầu với ứng viên đảng Dân chủ, đương kim Tổng thống Obama.

Diễn thuyết trước cử tri Mỹ, ông Romney lớn tiếng chỉ trích đương kim Tổng thống Obama giống như thể là “thảm chùi chân” của Trung Quốc. Đồng thời, ông khẳng định, nếu thắng cử, sẽ tuyên bố Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ ngay. Theo đó, ông sẽ buộc Trung Quốc phải tuân thủ các luật đầu tư và thương mại thế giới, trong đó cụ thể là, yêu cầu Bắc Kinh ngừng ăn cắp các sở hữu trí tuệ, ngừng trợ giá cho các công ty nhà nước... Trong trường hợp Bắc Kinh không chịu nghe lời, ông sẽ phải viện đến các biện pháp trừng phạt thương mại mạnh mẽ và cứng rắn.

Chưa dừng lại, ông sẽ  dạy cho Trung Quốc bài học về nhân quyền, tăng cường sức mạnh quân sự để kìm chế Bắc Kinh…

Ứng cử viên đảng Cộng hòa cũng hứa hẹn “thực thi chiến lược khiến tham vọng bá chủ khu vực của Trung Quốc phải trả giá đắt hơn nhiều so với việc trở thành thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế”.

Không khó hiểu khi Trung Quốc ngay lập tức đáp trả, cáo buộc các tuyên bố của ông Romney là “vô trách nhiệm” và cảnh báo, chúng sẽ khiến quan hệ Trung – Mỹ bị tổn hại nghiêm trọng.

Trong một bài bình luận mới đây, Tân Hoa xã nhấn mạnh, Bắc Kinh đang nỗ lực duy trì quan điểm trung lập đối với cuộc bầu cử Mỹ vì cho rằng, đây là chuyện nội bộ của nước Mỹ. Tuy nhiên, sau những lời lẽ đầy thù địch mà ứng cử viên đảng Cộng hòa dùng để công kích Trung Quốc, Bắc Kinh có lẽ sẽ thấy “yên tâm” hơn nếu ông Obama đắc cử tổng thống Mỹ thay vì Romney.

Bầu cử tổng thống Mỹ bước vào giai đoạn nước rút thì cuộc chiến giành phiếu bầu giữa 2 ứng cử viên đảng Dân chủ, đương kim Tổng thống Obama (trái) và "ngôi sao" đảng Cộng hòa Mitt Romney càng quyết liệt.

Ngoài ra, bài báo cũng mượn tuyên bố liên quan đến Jerusalem của ứng cử viên đảng Cộng hòa để chỉ trích ông: “Tuyên bố của ứng cử viên Tổng thống Mỹ, Mitt Romney rằng Jerusalem là thủ đô của Israel có khả năng làm tồi tệ thêm tình trạng căng thẳng ở Trung Đông, thậm chí, kích động chiến tranh giữa Palestine và Israel”.

Chẳng là trước đó, ông Mitt Romney từng đưa ra đề nghị rời Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem. Hơn nữa, ông còn hứa hẹn sẽ nỗ lực hiện thực hóa ý tưởng này nếu trở thành tổng thống. Tân Hoa xã kết luận: “Nếu vấn đề này được thực thi, nó sẽ trở thành mối quan ngại quốc tế”. Lý do là, bất chấp việc Israel, đồng minh ruột của Mỹ xem Jerusalem là thủ phủ, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều không công nhân điều này, trong khi đó, Liên Hiệp Quốc cũng duy trì quan điểm cho rằng. Jerusalem nên là một thành phố quốc tế.

Đây cũng là một dấu hiệu chứng tỏ Bắc Kinh có vẻ thích đương kim Tổng thống Obama đắc cử nhiệm kỳ 2 hơn là ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney.

Tuy nhiên, nhà bình luận kiêm nhà báo Hong Kong, Frank Chinh, cho rằng, từ những lời lẽ công kích cho đến các hứa hẹn chống lại Trung Quốc của ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney hoàn toàn không đáng tin.

Lý do là, xưa nay, các ứng viên tổng thống Mỹ thường có xu hướng hứa hão. Nói cách khác, họ, thời là ứng viên tổng thống có thể hứa hẹn rất nhiều điều song khi thực sự trở thành ông chủ Nhà Trắng, họ lại cố tình lờ chúng đi.

Chẳng hạn, trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Ronald Reagan từng nhấn mạnh, nếu được bầu, ông sẽ thiết lập quan hệ chính thức với Đài Loan. Tuy nhiên, ông  Reagan “quên” lời hứa hẹn này khi trở thành tổng thống.

Tương tự, ứng viên Bill Clinton trong chiến dịch tranh cử năm 1992, cáo buộc đối thủ George H.W. Bush “chiều chuộng” Bắc Kinh quá đáng và hứa hẹn nếu đắc cử sẽ “uốn nắn” lại chính sách thương mại của Trung Quốc cũng như vấn đề nhân quyền gây tranh cãi của nước này. Tuy nhiên, sau đó một năm, ông bỏ rơi chính sách này.

Người thứ 3, Tổng thống George W. Bush cũng ra tranh cử với chiến lược xem Trung Quốc là “đối thủ chiến lược”và tuyên bố “chắc như đinh đóng cột” sẽ làm mọi việc có thể để bảo vệ Đài Loan. Tuy nhiên, sau khi đắc cử, ông Bush lại công khai chỉ trích lãnh đạo Đài Loan Chen Shui-bian và cảnh cáo đồng minh châu Á không phát động bất cứ phong trào hướng tới độc lập nào có thể “làm gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh”.Khi Tổng thống Mỹ tuyên bố điều này Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngồi ngay bên cạnh ông trong chuyến viếng thăm Nhà Trắng.

Cuối cùng, ông Frank Chinh cho biết, với việc công bố rộng rãi một bộ phim tài liệu mới có tựa đề “Chết dưới tay Trung Quốc” (Death by China), trong đó, mô tả Trung Quốc là lưỡi dao đâm sâu vào trái tim người Mỹ thì Bắc Kinh sẽ tiếp tục trở thành mục tiêu công kích bởi cả 2 đảng chính trị Mỹ trong bối cảnh bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 đang cận kề. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa, tổng thống tương lai của Mỹ sẽ đối đãi với Trung Quốc đúng như những gì mà hiện nay họ tuyên bố.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm