Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao thể thao Trung Quốc thất bại thảm hại ở Olympic 2016?

Không có phép màu nào giúp Trung Quốc qua mặt Vương quốc Anh trên bảng tổng sắp huy chương. Hạng 3 chung cuộc, người Trung Quốc nên mừng với đoàn thể thao Nga bị cấm dự Olympic.

Thể thao Trung Quốc chuyển mình thế nào? Trong sự cũ kỹ của hệ thống đào tạo lỗi thời, thể thao Trung Quốc từng bước thay đổi để không phải trượt dài tại Thế vận hội.

Khoảng cách giữa Trung Quốc và Mỹ lúc này bị nới rất rộng. Con số 43 HCV cho đoàn Mỹ, còn Trung Quốc chỉ có 26 HCV nói lên một đẳng cấp khác biệt.

Vi sao the thao Trung Quoc giay chet tai Rio? anh 1

Thất bại toàn diện?

Mang đến Rio 710 VĐV, Trung Quốc nhanh chóng hù dọa đối thủ bằng quân số áp đảo. Nhưng ở Brazil, Trung Quốc như "con hổ giấy" có lượng mà thiếu đi chất. Tín hiệu cho một sự sụp đổ xuất hiện ngay sau lễ khai mạc, khi trắng tay trong công cuộc giành vàng ở môn bắn súng và bơi lội, vốn là thế mạnh.

Mặc cho các VĐV bắt đầu tăng tốc những ngày tiếp theo, thành quả họ thu được rất chậm. Kết thúc 10 ngày đầu tiên (16/8), Trung Quốc chỉ có 15 HCV, 14 HCB và 17 HCĐ, đứng thứ ba sau Mỹ và Vương quốc Anh. Cùng kỳ thời điểm này hai Thế vận hội trước, Trung Quốc giành 39 HCV tại Bắc Kinh 2008 và 31 HCV ở London 2012.

Vi sao the thao Trung Quoc giay chet tai Rio? anh 2
TDDC của Trung Quốc không giành được HCV nào tại Olympic Rio.

Với Trung Quốc, họ càn quét HCV trong nửa đầu của giải nhờ vào chinh phục các môn sở trường như lặn, bắn súng, cử tạ, thể dục dụng cụ và bơi lội. Đất Rio, điều đó không xảy ra. Ngay cả môn cầu lông từng chịu sự thống trị của Trung Quốc cũng bị lật đổ, với chỉ 2 HCV mang về cho nước nhà.

Một minh chứng khác cho thấy thể thao Trung Quốc trên đà suy thoái thuộc về sự trượt dài của môn thể dục dụng cụ. Bốn năm trước, Trung Quốc "ôm" cả 9 HCV. Lần này, họ không lấy nỗi HCV nào. Trong bối cảnh TDDC Trung Quốc tụt dốc thê thảm, các đội Mỹ, Nhật và Hàn Quốc vươn lên phá thế thống trị.

Tại anh, tại ả, tại cả nước nhà?

Vì sao Trung Quốc thất bại? Bị xử ép? Điều kiện thi đấu... Theo South China Morning Post, Trung Quốc không có thế hệ VĐV kế thừa xuất sắc. Môn bắn súng, Virginia Thrasher của Mỹ giành HCV khi mới 19 tuổi. Còn Du Li, giành HCB, đã 34 tuổi và đây là kỳ Olympic thứ tư tham dự. Người ta tự hỏi, những hậu duệ của Du Li đang ở đâu?

Vi sao the thao Trung Quoc giay chet tai Rio? anh 3
Các VĐV Trung Quốc lúc này không còn khát khao chinh phục HCV nữa.

Từ quê nhà, báo chí Trung Quốc lý giải các VĐV giờ không còn khao khát giành HCV nữa. "Đó (HCV) không còn là chuẩn mực nhất định”, Phó đoàn Olympic Trung Quốc, Gao Zhidan nói với Tân Hoa Xã. Còn phóng viên Nian Wei đúc kết: "HCV không còn hấp dẫn những VĐV. Trung Quốc đang đối mặt với chu kỳ suy thoái và đón nhận một cách bình thản".

Dù vậy, Nbcnews lại có quan điểm rất thấu đáo, họ phân tích Trung Quốc đang giãy chết trong hệ thống cũ kỹ. Sau nhiều năm gượng ép để tạo ra cỗ máy chuyên săn huy chương, quốc gia này bắt đầu phải nhận hậu quả. Ngày trước, Trung Quốc toàn cho ra đời "những nhà máy VĐV" bằng cách nhào nặn các "gà nòi" (những em nhỏ) đông như kiến.

Chiến lược này hiệu quả suốt nhiều thập niên khi hơn 500 huy chương các loại đổ về Trung Quốc từ Olympic 1980. Nhưng tại Rio, chỉ có 70 VĐV đứng trên mục nhận huy chương, giảm 18 người so với 4 năm trước. Người Trung Quốc thất bại vì không ngờ sự thay đổi của mặt bằng kinh tế đất nước đã xoay chuyển mọi quan điểm.

Vi sao the thao Trung Quoc giay chet tai Rio? anh 4
Hệ thống đào tạo VĐV cũ kỹ của Trung Quốc đã lỗi thời.

Năm 2016, Trung Quốc nằm trong tốp cường quốc kinh tế. Mức sống người dân cũng tăng lên và cảnh thất nghiệp giảm dần. Điều đó khiến các bậc phụ huynh không muốn "bán" con em vào các lò thể thao. Và cùng với chính sách một con, nhiều gia đình không muốn đẩy bọn trẻ vào các chế độ tập luyện khắc nghiệt.

Số trường đào tạo thể thao do nhà nước Trung Quốc vận hành cũng bắt đầu giảm dần hoặc hủy bỏ nhiều chương trình đào tạo. Năm 1990, Trung Quốc chứng kiến 3.678 lò đào tạo thể thao hoạt động khắp nước. 26 năm sau, con số đó giảm xuống còn 2.183 trường, theo số liệu từ chính phủ.

Ngày trước, hệ thống đào tạo VĐV của Trung Quốc rất khắc nghiệt. Tất cả được học theo cách làm của chính quyền Liên Xô cũ, tức áp dụng các nguyên tắc và quy chế hệt như quân đội. Giờ đây, trẻ em tìm đến thể thao vì niềm vui. Zhang Yuan Rong, một cô bé 7 tuổi, tham gia tập golf chia sẻ: "Ba mẹ nói với em chỉ cần chơi golf để thư giãn”.

Sự thật đen tối sau những tấm HCV Olympic của Trung Quốc

Sự thịnh vượng của thể thao Trung Quốc song hành với những tấm huy chương tại Thế vận hội. Vậy mà ít ai biết được có một sự thật kinh hoàng đằng sau đó.

Việc các VĐV Trung Quốc không mặn mà với khát vọng chinh phục đỉnh cao còn xuất phát từ bài học cay đắng người đi trước phải nhận. Có đến 80% người trong số 300.000 VĐV đã giải nghệ thường xuyên dính chấn thương, không có việc làm hoặc sống trong nghèo đói sau khi theo nghiệp thể thao, theo China Sports Daily.

Zhang Shangwu, cựu vô địch thế giới môn TDDC đã tập luyện từ lúc mới lên 5, chia sẻ với NBC News: "Tôi ước mình có một cuộc sống khác". Ở tuổi 33, Zhang Shangwu phải bán trang sức rẻ tiền để mưu sinh. Trước đó, anh dính chấn thương trong lúc tập luyện chuẩn bị cho Olympic Athens 2004. "Tôi thậm chí còn không biết nấu ăn, phải học mọi thứ lại từ đầu", Zhang nói.

Tiền bạc thay đổi diện mạo thể thao Trung Quốc tại Olympic

Những tấm huy chương vàng ở Olympic không còn sáng lóa nữa. Nếu hiểu theo nghĩa đen, người ta sẽ tự tìm cho mình lời giải thích vì sao thể thao Trung Quốc sa sút.

Nguyên Trí

Ảnh: Getty Images.

Bạn có thể quan tâm