Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao số ca tử vong vì Covid-19 ở Anh gấp gần 4 lần Đức?

Cách ly xã hội sớm, tăng tốc độ xét nghiệm để sàng lọc bệnh nhân và cách tiếp cận khoa học đã giúp Đức giảm tối đa tỷ lệ tử vong, trong khi số ca nhiễm của họ cao hơn Anh.

Tính đến ngày 15/4, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã tới gần 2 triệu và hơn 125.000 ca tử vong. Nhưng sự khác biệt đáng chú ý trong cách mà Đức và Anh đối phó với đại dịch và tỷ lệ tử vong giữa hai nước chắc chắn sẽ được nghiên cứu trong nhiều năm, để tìm hiểu về cách ứng phó hoặc không ứng phó với đại dịch tiếp theo, South China Morning Post cho biết.

Hôm 13/4, Đức báo cáo hơn 124.000 ca nhiễm Covid-19 và gần 3.000 ca tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát. Con số tương ứng ở Anh là 85.199 ca nhiễm và 11.329 ca tử vong. Một ngày trước đó, 697 ca tử vong ở Anh, cao hơn gấp 5 lần so với 126 ca tử vong ở Đức, dù Anh có số ca nhiễm ít hơn ở Đức.

Đức phản ứng sớm

Vì sao số ca tử vong vì Covid-19 ở Anh lại cao gấp nhiều lần (khoảng 3,5 lần) so với Đức, trong khi số ca nhiễm ở nước này lại ít hơn. Theo các chuyên gia y tế, Đức đã phản ứng nhanh chóng trước sự bùng phát bằng cách phong tỏa toàn quốc từ ngày 16/3.

Trong khi đó Anh vẫn bình thản và sau đó áp dụng từ từ các biện pháp cách ly xã hội. Anh áp dụng lệnh cách ly xã hội vào ngày 23/3, chậm hơn Đức một tuần. Các trường học ở Đức đã đóng cửa vào ngày 13/3, trong khi đến ngày 18/3 Anh mới áp dụng lệnh này.

Dai dich Covid-19 anh 1

Đức là một trong những quốc gia xét nghiệm virus corona nhiều nhất thế giới. Ảnh: AP.

Ban đầu, chính quyền Thủ tướng Boris Johnson theo đuổi chiến lược yêu cầu mọi người giữ bình tĩnh và tiếp tục mở cửa các nhà hàng, quán rượu, nhà hát, câu lạc bộ và trường học. Chính phủ Anh ban đầu hy vọng sẽ bảo vệ những thành viên dễ bị tổn thương nhất là những người trên 70 tuổi khỏi virus, trong khi cho phép những người ít bị tổn thương có thể nhiễm virus.

Chiến lược miễn dịch bầy đàn cuối cùng đã bị hủy bỏ vào ngày 16/3, sau khi các chuyên gia y tế cảnh báo sự nguy hiểm của nó. Tuy nhiên, Thủ tướng Johnson vẫn kêu gọi công chúng tập trung vào biện pháp rửa tay thường xuyên và tự cách ly nếu họ bị bệnh, trong khi phần lớn châu Âu đã áp dụng cách ly xã hội.

Một sai lầm được thảo luận nhiều ở Anh là xét nghiệm. Có một khoảng cách rất lớn trong xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm giữa Anh và Đức, điều mà các chuyên gia cho là rất quan trọng để làm chậm sự lây lan của virus.

Đến giữa tháng 3, Đức đã xét nghiệm 103.000 mẫu bệnh phẩm mỗi ngày tại 132 phòng thí nghiệm trên khắp cả nước, trong khi Anh chỉ xét nhiệm 5.000 mẫu bệnh phẩm mỗi ngày.

“Chúng tôi là quốc gia duy nhất trên thế giới xét nghiệm nhiều người nghi nhiễm bệnh nhất. Nhờ việc xét nghiệm sớm, chúng tôi đã có thể tìm hiểu về dịch bệnh ở giai đoạn đầu. Chúng tôi đã có khởi đầu từ 2-3 tuần và điều đó cực kỳ quan trọng”, Christian Drosten, nhà virus học trưởng tại Bệnh viện Charite ở Berlin, cố vấn y tế cho chính phủ và là một trong những người phát triển bộ kit xét nghiệm đầu tiên trên thế giới nói.

Chiến lược tiếp cận khác nhau

Thủ tướng Angela Merkel, xuất thân là một nhà khoa học đã tuyên bố trước đám đông vào ngày 3/3 rằng bà sẽ ngừng bắt tay để đề phòng lây nhiễm. Trong khi đó Thủ tướng Johnson, xuất thân là một nhà báo, cùng ngày tuyên bố đã bắt tay mọi người, bao gồm một bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong một lần đến bệnh viện.

Dai dich Covid-19 anh 2

Một bệnh nhân được đưa lên xe cứu thương ở Pháp. Ảnh: AP.

Cách tiếp cận của 2 nhà lãnh đạo cũng rất khác nhau đối với tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19. Thủ tướng Merkel đã tự cách ly 14 ngày sau khi một bác sĩ từng tiêm vaccine cúm cho bà bị nhiễm Covid-19.

Trong khi đó, Thủ tướng Johnson được xác định dương tính với Covid-19 vào ngày 27/3, nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại nhà. Thủ tướng Johnson được chuyển đến bệnh viện vào ngày 5/4 và chuyển vào đơn vị chăm sóc đặc biệt một ngày sau, ông lưu lại trong bệnh viện 3 ngày. Hôm 12/4, Thủ tướng Johnson nói rằng đã thoát chết trong gang tấc.

Ngôn từ mà lãnh đạo hai nước nói về dịch bệnh cũng rất khác nhau. “Không, dịch bệnh này không phải là chiến tranh. Các quốc gia không hề mâu thuẫn với nhau. Đây là bài kiểm tra về tính nhân văn của chúng ta. Hãy cho những người khác thấy điều tốt nhất của chúng ta”, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier nói trong một chương trình truyền hình vào tối 11/4.

Đó là hình ảnh thu nhỏ về đất nước tỉnh táo, nghiên cứu và tiếp cận một cách khoa học về cuộc khủng hoảng. Trong khi đó, Thủ tướng Johnson ví von cuộc khủng hoảng này như chiến tranh.

“Chúng ta phải hành động như bất kỳ chính phủ nào trong thời chiến và làm mọi cách để hỗ trợ nền kinh tế của chúng ta. Vâng, kẻ thù này có thể gây chết người, nhưng nó cũng có thể bị đánh bại”, Thủ tướng Johnson nói.

Triển vọng về dịch bệnh giữa Đức và Anh cũng rất khác nhau. Một trong những cố vấn hàng đầu của chính phủ Anh về virus corona nhà dịch tễ học Jeremy Farrar, trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 12/3, nói rằng Anh là một trong những nước tồi tệ nhất, nếu không muốn nói là quốc gia ảnh hưởng tệ nhất châu Âu, theo một báo cáo của Politico.

Câu trả lời của chính phủ Anh đã bị nhiều chuyên gia đặt câu hỏi với nhiều so sánh không thuận lợi được rút ra từ các quốc gia tương tự. Các bộ trưởng đã bị chỉ trích rằng họ đã thất bại trong việc nhanh chóng tăng cường năng lực xét nghiệm vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3.

Chính phủ đã đưa ra các biện pháp phong tỏa và cách ly xã hội quá muộn. Các chính trị gia dẫn đầu nỗ lực của Anh, bao gồm Thủ tướng Johnson dường như chậm nhận ra mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa.

Trong khi đó, Thủ tướng Merkel sau cuộc họp trực tuyến với thống đốc 16 bang dự kiến sẽ có thể công bố một loạt các bước nhỏ để bắt đầu nới lỏng cách ly xã hội và mở lại dần dần nhiều cửa hàng, doanh nghiệp và trường học vào ngày 15/4 tới.

Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Leopoldina đã đưa ra một loạt khuyến cáo, nhưng bất kỳ sự nới lỏng cách ly xã hội đều phải dựa trên số ca nhiễm mới tiếp tục giảm.

“Chúng ta không thể tự ru ngủ mình trong một cảm giác an toàn sai lầm. Chúng ta có thể phá hủy rất nhanh những gì đã đạt được. Cách các con số đang diễn ra mang lại cho chúng ta lý do cho sự lạc quan một cách thận trọng”, Thủ tướng Merkel nói vào ngày 9/4, trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh kéo dài 4 ngày.

Phương Tây thấm thía về tác dụng của khẩu trang chống dịch Khi dịch bệnh hoành hành, các quốc gia ở châu Âu đã dần nhận ra vai trò của khẩu trang. Một số quốc gia bắt buộc mang khẩu trang hoặc khuyên người dân bảo vệ miệng và mũi.

Bang của Mỹ thấm đòn vì chống Covid-19 khác người, không cách ly

Thống đốc bang South Dakota vẫn bảo lưu quan điểm không cách ly xã hội bất chấp kiến nghị của cấp dưới, điều đó khiến bang này trở thành điểm nóng bùng phát dịch bệnh Covid-19.

Vì sao tỷ lệ tử vong ở Đức trở thành ngoại lệ của thế giới?

Đức bị ảnh hưởng nặng bởi bệnh dịch với hơn 92.000 ca dương tính, đứng thứ tư trên thế giới. Tuy nhiên, số ca tử vong tại đây rất thấp so với các quốc gia khác.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm