Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao nhiều lãnh đạo châu Phi chết khi đương nhiệm?

Trong 4 năm qua, châu Phi có 10 nguyên thủ qua đời khi chưa kết thúc nhiệm kỳ.

Vì sao nhiều lãnh đạo châu Phi chết khi đương nhiệm?

Trong 4 năm qua, châu Phi có 10 nguyên thủ qua đời khi chưa kết thúc nhiệm kỳ.

Nhóm người mang theo nến chạy vòng quanh chiếc xe tang chở thi thể của Thủ tướng Ethiopia Meles Zenawi khi đi qua Addis Ababa vào hôm 21/8. Ông sang thế giới bên kia khi mới 57 tuổi, sau một thời gian bệnh nặng.

Đầu tháng này, hàng ngàn người Ghana tham dự lễ tang của cựu Tổng thống John Atta Mills, người đột ngột qua đời ở tuổi 68.

Bốn tháng trước, Malawi tổ chức quốc tang tiễn đưa Tổng thống Bingu wa Mutharika, thọ 78 tuổi.

Trước đó, vào tháng 1, Tổng thống Guinea Bissau Malam Bacai Sanha qua đời ở tuổi 64 tại một bệnh viện quân sự ở Paris sau một thời gian chống chọi với bệnh tật.

Tóm lại, riêng năm nay, bốn lãnh đạo châu Phi qua đời khi đương nhiệm. Điều này không chỉ là mất mát lớn đối với người thân của họ mà còn khiến người dân ở đất nước không khỏi lo lắng.


Đám tang của Tổng thống Ghana John Atta Mills.

Từ năm 2008 tới nay có 10 lãnh đạo châu Phi qua đời khi còn đương nhiệm, cao hơn  bất cứ lục địa nào. Trong cùng thời gian, chỉ có 3 nhà lãnh đạo của các quốc gia khác qua đời là: Chủ tịch Hàn Quốc Kim Jong-il, Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski và David Thomson của Barbados.

Theo Simon Allison, một phóng viên của trang web Daily Maverick, câu trả lời rõ ràng là các lãnh đạo châu Phi già hơn lãnh đạo các lục địa khác. Anh tin rằng người châu Phi thích các lãnh đạo lớn tuổi, cũng giống như văn hóa của một số quốc gia trên thế giới, những người cao tuổi thường được tôn trọng hơn.

Độ tuổi trung bình của các lãnh đạo châu Phi là 61 - ngang với châu Á. Độ tuổi trung bình của lãnh đạo châu Âu là 55 trong khi tại Nam Mỹ là 59.

Ngoài ra, người dân châu Phi có tuổi thọ thấp hơn so với châu Âu, Á và Mỹ Latin. Nguyên nhân chủ yếu là do sự lây lan của HIV/Aids, cũng như hệ thống y tế kém khiến tỷ lệ tử vong ở trẻ em tăng cao.

Bên cạnh đó, trẻ em ở châu Phi có tuổi thơ khó khăn và phải vật lộn với cuộc sống từ sớm, ảnh hưởng tới tuổi thọ trung bình.

"Các tổng thống châu Phi, trước khi được bầu chọn, có thể phải trải qua một cuộc sống khá khó khăn và lối sống bất lợi, ảnh hưởng tới tuổi thọ của họ sau này," Tiến sĩ George Leeson, nhà lão khoa tới của Đại học Oxford nhận định.

Nguyên nhân cuối cùng là nhiều lãnh đạo châu Phi giữ chặt ghế của mình cho tới khi bị lật đổ."Điều này đúng với một vài nhà lãnh đạo như Omar Bongo, Conte và Gaddafi," Simon Allison khẳng định.

Sự ra đi của các nhà lãnh đạo tạo ra những khoảng trống quyền lực, có thể gây bất ổn và nguy hiểm cho một quốc gia.

"Hãy nhìn những gì đã xảy ra tại Guinea-Bissau. Khi Sanha qua đời, một cuộc đảo chính đã xảy ra ngay sau đó", Simon Allison nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông cũng tin có lý do để lạc quan hơn: "Tại Zambia, Malawi, Ghana và Nigeria, sự qua đời của các tổng thống được giải quyết êm thấm thông qua hiến pháp. Điều này giúp giảm thiểu bạo lực, tranh chấp, là tín hiệu đáng khích lệ cho sự phát triển của châu Phi".

Theo VietnamNet

Theo VietnamNet

Bạn có thể quan tâm