Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao người Hawaii coi tâm trí là hữu hạn?

Tâm trí là công cụ hữu hiệu để phân tích và suy ngẫm nhưng dưới con mắt của người Hawaii, nó lại là một thứ hữu hạn không có khả năng nắm bắt được hết sự phức tạp của thế giới.

Ho'oponopono: Sống như người Hawaii - Chấp nhận, biết ơn và tha thứ (tác giả Carole Berger) là cuốn sách giúp độc giả cảm nhận sâu sắc nhân dạng thực sự ẩn sâu bên trong bản thân, từ ý chí, cảm xúc đến những nguồn năng lượng tích cực... Được sự đồng ý của Thái Hà Books, Zing trích đăng một phần nội dung cuốn sách.

Tâm trí không thể đạt tới sự thấu hiểu trọn vẹn bởi bản thân nó cũng chỉ là một phần trong thế giới của những hiện tượng mà nó đang gắng tìm hiểu.

Tâm trí không “nhìn”; nó phán xét và diễn giải

Nhìn ở đây tức là quan sát hiện tại mà không thêm vào đó sự diễn giải của chúng ta về thế giới. Nhưng cách nhìn này đòi hỏi rất nhiều sự luyện tập cũng như thái độ khách quan bởi tâm trí không biết cách “nhìn”. Nó chưa được huấn luyện để làm việc đó.

Nó chỉ biết cách phán xét và diễn giải. Bởi tâm trí luôn đưa ra ý kiến về mọi sự, thế nên không có gì là trung tính đối với nó. Chúng ta phát triển những bản danh sách định kiến dài dằng dặc. Chúng bắt nguồn từ những điều ta được dạy ở trường lớp – những quan niệm mà ta chưa bao giờ thắc mắc – và từ những kinh nghiệm trong quá khứ.

Hành vi của ta do đó được dựa trên một chuỗi các niềm tin. Những niềm tin ấy đến từ vô số bài học mà chúng ta đã nhận từ cuộc sống cũng như từ những điều chúng ta được dạy hồi bé, ở lứa tuổi mà tâm trí ta vẫn chưa hề mang những định kiến và ấn tượng vô thức.

Và tất nhiên, những phán xét này đều hạn chế do tính chủ quan của chúng. Bạn đã bao giờ để ý thấy với cùng một tình huống nhưng hai con người lại nhìn nhận theo hai cách hoàn toàn khác nhau và diễn giải sự kiện theo hai lối riêng biệt không? Với một cặp đôi, điều này có thể dẫn đến những tình huống dở khóc dở cười.

tam tri anh 1

Tâm trí được xây dựng từ nhiều niềm tin, đa phần trong số đó là chủ quan. Ảnh: FabulousMagazine.

Ví dụ, sáng nay, bạn tỉnh dậy và nhìn ra cửa sổ thì thấy trời đang mưa. Bạn thất vọng. Bạn chỉ có duy nhất dịp cuối tuần này để đi chơi với người yêu.

Hai bạn đã dự tính đi dã ngoại. Giờ thì vỡ hết kế hoạch rồi. Bạn có thể ủ dột suốt hai ngày cuối tuần hoặc quyết định sẽ suy nghĩ linh hoạt và thích nghi với một tình huống mà bạn không thể thay đổi.

Và tại sao bạn không bước ra khỏi thế giới “cái tôi” nhỏ bé của mình để nghĩ cho những người nông dân đã mong chờ cơn mưa này bao ngày nay?

Tâm trí bị lôi kéo về phía tiêu cực

Vấn đề nằm ở chỗ, phần lớn các phán xét do chúng ta đưa ra đều tiêu cực và chúng gieo bệnh cho trạng thái tâm trí của chúng ta. Chúng ta không bao giờ cảm thấy đủ với thứ này hoặc thứ nọ. Chúng ta dần quen với việc tự chỉ trích bản thân, hoặc chỉ trích người khác, và các “sóng” tiêu cực này tràn ngập trong cuộc sống thường ngày của ta.

Một cách có hệ thống, tâm trí “nghĩ” rằng một trải nghiệm không vừa ý là một vấn đề. Điều này sẽ gây ra nhiều cảm xúc khó chịu. Tâm trí đã đưa ra quyết định của nó: Trải nghiệm ấy là không tốt, nó là một vấn đề.

tam tri anh 2

Khi trải nghiệm những tình huống không tốt, "tâm trí" thường mặc định không muốn lặp lại nữa. Ảnh: JourneyBlog.

Tâm trí xếp trải nghiệm này vào nhóm tiêu cực và kể từ đó sẽ làm mọi khả năng để đảm bảo nó sẽ không tái diễn. Nếu mọi chuyện diễn ra không như ý, tâm trí sẽ đưa bạn vào trạng thái thất vọng hoặc đổ lỗi (“Mình sẽ không bao giờ kiểm soát được việc này”; “Mình đúng là đồ bỏ đi”).

Và thường thì nó sẽ quyết định rằng dù điều ấy có là gì thì tốt hơn hết bạn không nên thử làm lại. Tâm trí bạn đóng lại và không muốn liều lĩnh thêm nữa. Để làm cho sự việc thêm phức tạp, tâm trí còn có khuynh hướng đáng buồn là xem xét mọi việc ở góc độ cá nhân.

Nó rất dễ bị ảnh hưởng và mọi thứ diễn ra xung quanh nó đều hướng về nó. Từng giây từng phút mỗi ngày, chúng ta tiếp nhận các quan điểm và bị lôi kéo vào các cảm xúc.

Trong một cuộc tranh luận giữa những người bạn, việc mọi người to tiếng và thể hiện thái độ hung hăng hoặc khó chịu không phải là hiếm gặp, bởi lẽ chủ đề tranh luận đã khuấy động một điều gì đó bên trong họ. Ngay cả khi không nắm rõ chủ đề ấy, chúng ta vẫn đưa ra ý kiến chắc nịch và sẽ lấy làm khó chịu nếu nó bị truy vấn.

Liệu điều này có cần thiết không? Việc trở nên kích động như vậy chỉ vì những điều nhỏ nhặt không phù hợp với những gì ta muốn hoặc nghĩ sẽ khiến ta nhanh chóng kiệt sức. Năng lượng của chúng ta bị tiêu hao hết vào những cảm xúc thường là khó chịu này và đẩy ta đi chệch khỏi tiến trình hành động thích hợp đối với tình huống ấy.

Vì sao xanh lục là màu tượng trưng cho sự sống?

Màu xanh lục dường như luôn gắn liền với sự sống. Nơi nào có màu xanh lục, nơi đó chúng ta có thể tìm thấy đồ ăn, nước uống và môi trường để sinh tồn.

Cuốn sách miêu tả các loài chim, có giá 11,5 triệu USD

Đây là cuốn sách tranh màu vẽ tay khổ lớn, từng được bán giới giá kỷ lục lên tới 11,5 triệu USD.

Trích "Ho'oponopono: Sống như người Hawaii Chấp nhận, biết ơn và tha thứ"

Bạn có thể quan tâm