Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao ngày càng có nhiều loại virus mới xuất hiện?

Theo East Mojo, việc gia tăng các loại virus mới có thể bắt nguồn từ 2 nguyên nhân là tỷ lệ bùng phát virus tăng lên và con người đã tiến bộ trong việc phát hiện các đợt bùng phát.

Marburg virus gây ra bệnh sốt xuất huyết và có thể dẫn đến tử vong. Ảnh: Medpage Today.

Trang East Mojo thông tin Covid-19 gần như không còn là tâm điểm được mọi người quan tâm quá nhiều khi bệnh đậu mùa khỉ bùng phát vào năm 2022, dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp và các trường hợp nhiễm virus Marburg xuất hiện ở Guinea Xích đạo.

Theo ước tính, khoảng 1,67 triệu loại virus chưa được xác định, đang lây nhiễm cho động vật có vú và chim. Các chuyên gia cho rằng khoảng 827.000 loại trong số này có khả năng lây nhiễm sang người.

Quá trình virus xuất hiện ở quần thể người

Trở lại thời kỳ đầu của sự sống trên Trái Đất, một số giả thuyết về cách thức các loại virus đầu tiên ra đời đều đồng ý rằng virus đã tồn tại hàng tỷ năm, tiến hóa cùng với sinh vật sống. Khi có sự gián đoạn tác động đến quá trình đồng tiến hóa ổn định này, con người có thể gặp rắc rối.

Trang East Mojo cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện của virus trong quần thể người xuất phát từ chính bản thân và hành động do con người thực hiện.

Cụ thể, hơn 10.000 năm trước, nông nghiệp bắt đầu trở thành một hoạt động phổ biến và con người cũng dần tiếp xúc gần gũi với động vật. Điều này tạo cơ hội cho các loại virus lây nhiễm tự nhiên ở động vật đột nhiên "nhảy" sang người. Quá trình đó được gọi là zoonosis. Không những vậy, khoảng 75% các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện đều là bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Tiếp đó, nền văn minh và công nghệ trở nên tiến bộ, con người bắt đầu phá hủy môi trường sống của động vật và buộc chúng phải di cư đến những khu vực mới để tìm kiếm nguồn thức ăn. Việc làm này dẫn đến một thực trạng là các loài không tiếp xúc với nhau cũng phải chấp nhận chia sẻ chung môi trường sống. Khi thêm con người vào phương trình tự nhiên này, ta có công thức hoàn hảo cho một loại virus mới xuất hiện.

Tốc độ đô thị hóa nhanh và mật độ dân số tăng cao cũng góp phần tạo môi trường lý tưởng cho virus lây lan. Trong khi đó, các cơ sở hạ tầng như vệ sinh và chăm sóc sức khỏe lại không theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của những thị trấn và thành phố. Hiện trạng này làm tăng thêm khả năng bùng phát virus.

Biến đổi khí hậu cũng khiến sự lây lan của virus tăng đáng kể. Ví dụ, arbovirus (một loại virus lây truyền bởi động vật trung gian là muỗi) đang được phát hiện ở những khu vực mới vì phạm vi mà muỗi có thể sống sót ngày càng tăng.

Ngoài ra, tâm lý do dự tiêm vaccine cùng chương trình tiêm chủng bị gián đoạn đã làm nguy cơ bùng phát của nhiều căn bệnh trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như sởi.

Chính những lý do nêu trên đã khiến các nhà khoa học và dịch tễ học không thấy ngạc nhiên khi Covid-19 xuất hiện. Rõ ràng, vấn đề ở đây không phải gói gọn trong chữ "nếu", mà là khi nào một đại dịch mới sẽ xảy ra. Quan trọng hơn, quy mô và cách ngăn chặn virus lây lan chắc chắn là điều không thể lường trước được.

Virus moi anh 1

Covid-19 vẫn là căn bệnh rất nguy hiểm đối với con người. Ảnh: Medline Plus.

Lợi ích của việc giám sát virus

Khoa học đã phát triển với tốc độ chưa từng thấy trong đại dịch Covid-19, từ đó giúp tăng các phương pháp phát hiện virus mới, theo dõi nhiều đợt bùng phát và sự tiến hóa của virus. Giờ đây, nhiều nhà khoa học tham gia theo dõi virus SARS-CoV2 cũng đang chuyển sang theo dõi những loại virus khác.

Ví dụ, giám sát nước thải đã được sử dụng rộng rãi để phát hiện SARS-CoV2 trong đại dịch và nó có thể giúp theo dõi các loại virus khác đe dọa đến sức khỏe con người ở tương lai.

Trang East Mojo đánh giá việc điều chỉnh công nghệ này để tìm kiếm các loại virus khác như cúm, sởi, thậm chí là bệnh bại liệt sẽ cung cấp cho con người nguồn dữ liệu hữu ích về thời điểm bùng phát. Chẳng hạn, virus bại liệt đã được phát hiện trong nước thải ở London vào năm 2022.

Sự gia tăng giám sát này sẽ làm cho các đợt bùng phát virus được ghi nhận nhiều hơn. Một số người có thể coi đây là hành vi gieo rắc nỗi sợ hãi, nhưng trang East Mojo cho rằng chính những thông tin này mới là chìa khóa để ngăn chặn bất kỳ đại dịch nào trong tương lai.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

Ngăn muỗi bằng cách vô hiệu hóa tinh trùng của chúng

Một nghiên cứu mới về hồ sơ protein của muỗi Culex cho thấy con người có thể tạo ra những phương pháp thân thiện với môi trường và kiểm soát được quần thể muỗi.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm