Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao Mỹ chưa thể xóa sổ Cái chết Đen?

Chuyên gia nhận định sóc chó, vốn ưa thích vùng miền Tây nước Mỹ, là "cầu nối" giúp loài bọ chét nhiễm dịch hạch lây lan nhanh và khiến nước này chưa thể diệt trừ bệnh tận gốc.

Ảnh minh họa: BBC
Dịch hạch có tính lây lan mạnh, gây hoại tử và tỷ lệ tử vong cao. Ảnh minh họa: BBC

Cái chết Đen là tên gọi của bệnh dịch hạch ở châu Á và châu Âu từ thế kỷ 14 tới thế kỷ 18. Nó cướp sinh mạng của khoảng 50 triệu người trên toàn châu Phi, châu Á và châu Âu hồi thế kỷ 14. Dịch cũng xóa sổ khoảng một nửa dân số châu Âu. 

Lần bùng phát đáng sợ nhất là trận Đại dịch hạch ở London (Anh) năm 1665, cướp sinh mạng của 1/5 dân số thành phố. Sau đó, nhiều trận đại dịch khác diễn ra ở Trung Quốc và Ấn Độ vào thế kỷ 19, khiến 12 triệu người chết.

Cho tới nay, dịch hạch vẫn xuất hiện ở vùng Madagascar, Cộng hòa Dân chủ Congo và Peru, thậm chí là Mỹ.

Theo BBC, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ghi nhận 15 trường hợp nhiễm dịch hạch trong năm nay, cao hơn mức trung bình là 7 người vào các năm trước. 4 người trong số 15 trường hợp nhiễm bệnh đã tử vong. Đây là con số cao nhất trong thế kỷ 21.

"Không thể xóa sổ"

Ảnh: microbewiki.kenyon.edu
Vi khuẩn yersinia pestis. Ảnh: microbewiki.kenyon.edu

Ông Daniel Epstein thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, vi khuẩn yersinia pestis – thủ phạm gây ra dịch hạch – phát tán vào Mỹ thông qua những con chuột đen trên những chuyến tàu chạy bằng hơi nước.

“Bệnh khá phổ biến tại các thành phố cảng của nhiều quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, lần cuối cùng dịch hạch ở vùng đô thị bùng phát là tại thành phố Los Angeles năm 1925. Dịch lan tới các loài chuột cống, chuột nhắt ở vùng nông thôn và cố thủ ở nhiều khu vực của nước Mỹ”, ông Epstein nói.

Cái chết Đen thường lây truyền từ động vật sang người qua bọ chét. Tỷ lệ tử vong vì căn bệnh là từ 30 tới 60% nếu người mắc không được điều trị. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh sẽ phát huy hiệu quả nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm.

Hầu hết trường hợp nhiễm dịch hạch vào mùa hè, khi mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời. “Lời khuyên của chuyên gia y tế là đừng để bọ chét cắn bạn và không tiếp xúc các loài động vật trong những vùng mà dịch hạch hoành hành”, ông Epstein cho hay.

Theo CDC, Cái chết Đen xuất hiện ở một số bang ở Mỹ gồm New Mexico, Arizona, California and Colorado. 15 trường hợp nhiễm dịch hạch năm nay ở Mỹ đều tới tứ các bang này hoặc ở một số bang nằm tại phía tây kinh tuyến 100 độ, tiến sĩ Amesh Adalja - chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm thuộc trung tâm an toàn sức khỏe thuộc Đại học Pittsburgh - cho hay.

“Sóc chó Bắc Mỹ là ổ lây bệnh chính. Chúng xuất hiện nhiều ở kinh tuyến 100 độ. Địa lý và khí hậu phía Tây nước Mỹ là điều kiện lý tưởng đối với loài này”, tiến sĩ Adlja nói và chỉ rõ, các loài động vật sống xung quanh con người là "cầu nối" giúp loài bọ chét nhiễm dịch hạch lây lan nhanh.

Vi khuẩn Yersinia pestis phát triển nhanh trong bọ chét có ở loài sóc chó. Ảnh: BBC
Vi khuẩn Yersinia pestis phát triển nhanh trong bọ chét có ở loài sóc chó. Ảnh minh họa: BBC

Theo nhà dịch tễ học tại Cục Công viên Quốc gia - tiến sĩ Danielle Buttke – chồn chân đen và linh miêu Canada cũng là những loài nhạy cảm khác. Các chuyên gia nhận định, sự tồn tại của các “ổ động vật” như vậy khiến việc kiểm soát dịch hạch thêm khó khăn hay nói cách khác là“không thể xóa sổ”.

“Nếu chúng ta không thể tiêu diệt hết các loài gặm nhấm, bệnh sẽ còn tồn tại”, Epstein nhận định.

Dịch hạch được xếp vào “nhóm vũ khí sinh học loại A”. Theo tiến sĩ Adalja, 7 trường hợp nhiễm bệnh mỗi năm là một vấn đề, song trước mối nguy từ chiến tranh sinh học, ngay cả khi viễn cảnh này còn xa, nó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Nobel Y học tôn vinh nhà tiên phong kháng bệnh ký sinh trùng

Các nhà khoa học đến từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc được vinh danh ở giải thưởng Nobel Y sinh học năm nay vì nghiên cứu kháng các bệnh do giun ký sinh và bệnh sốt rét.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm