Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao một số động vật phải an tử sau đêm pháo hoa

Một số con ngựa ở Anh đã phải an tử vì pháo hoa chào đón năm 2023. Vì sao pháo hoa tác động tới một số loài động vật đến mức các bác sĩ không còn lựa chọn nào khác ngoài an tử?

Để đánh dấu sự khởi đầu của năm mới, nhiều pháo hoa đã bừng sáng gần nhà của Samantha Parsons trong ngôi làng Eaton Bray ở Bedfordshire, Anh.

Khi Parsons ra ngoài để kiểm tra chú ngựa Murphy (25 tuổi) của mình vào sáng đầu năm, bà nhìn thấy con vật nằm trên mặt đất trong tình trạng “căng thẳng cực độ” với “đôi mắt hoảng loạn”.

Con ngựa sợ hãi đễn nỗi không thể đứng dậy.

Buộc phải an tử

Sau bốn giờ cố gắng giúp Murphy đứng dậy, tất cả đi đến quyết định an tử con vật, với sự trợ giúp của bác sĩ thú y.

“Con ngựa sẽ không thể vượt qua được. Vậy nên chúng tôi đã đưa nó vào giấc ngủ mãi mãi. Nếu không ở quá gần nơi bắn pháo hoa, con ngựa đã không kết thúc như vậy”, bà Parsons nói.

Và Murphy không phải trường hợp duy nhất.

Hiệp hội Ngựa Anh cho hay đã nhận được hơn 1.120 báo cáo sự cố liên quan đến pháo hoa trong 12 năm qua.

Các báo cáo bao gồm:

  • 291 con ngựa bị thương
  • 75 người bị thương
  • 42 con ngựa tử vong

Tổ chức này lo ngại tác động thực sự còn tồi tệ hơn nhiều, vì họ tin rằng số vụ việc được báo cáo có thể chỉ là một phần mười con số thực tế.

Cũng như Murphy, con ngựa Talullah của bà Joanna Barnett tại Surrey đã bị an tử sau khi lao vào trong màn bắn pháo hoa năm mới và bị thương nặng.

Lucy Grieve, nhân viên dự án ngựa tại Hiệp hội Thú y Ngựa Anh, chia sẻ: “Cũng giống như con người, tất cả ngựa đều có những điểm khác biệt”.

Những con ngựa sợ pháo hoa có thể rơi vào trạng thái chiến đấu hoặc bỏ chạy, gây rủi ro nghiêm trọng cho những người chăm sóc đang cố gắng an ủi chúng.

Bà Grieve cho biết trong một số trường hợp, pháo hoa có thể gây ra “sự căng thẳng tột độ” đến mức khi adrenaline của ngựa cạn kiệt, chúng sẽ rơi vào trạng thái tê liệt.

Sợ hãi kéo dài có thể ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể của ngựa và gây ra những vấn đề nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp hoặc các vấn đề nội tiết lâu dài.

Vì pháo hoa đôi khi được bắn hết đêm này qua đêm khác nên nỗi sợ hãi có thể trở nên nguy hiểm hơn, bà phân tích.

“Điều đó có thể thay đổi trạng thái tâm sinh lý của ngựa. Nó có thể đối phó với một cú sốc ngắn và mạnh, nhưng chấn thương kéo dài sẽ gây tác động”.

“Hệ thống thính giác và thị giác của ngựa hoàn toàn khác với chúng ta, và cách loài vật này nhận thức mọi thứ cũng hoàn toàn khác”, bà cho biết thêm.

Phần nổi của tảng băng trôi

Tiến sĩ Malcolm Morley, Chủ tịch Hiệp hội Thú y Anh, nói: “Chúng tôi đã khảo sát các thành viên vào năm 2018 và cứ 14 người thì có một người cho biết họ gặp phải trường hợp các vết thương liên quan đến pháo hoa.

“Đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, vì nó không bao gồm động vật hoang dã hoặc những vết thương mà động vật không được đưa đến bác sĩ thú y”, vị tiến sĩ khẳng định.

an tu dong vat anh 3

Tiến sĩ Malcolm Morley, Chủ tịch Hiệp hội Thú y Anh. Ảnh: BBC.

Ông cho biết đã nắm bắt về nhiều sự cố khác nhau, bao gồm cả những con ngựa tự làm mình bị thương khi cố gắng thoát khỏi tiếng pháo hoa và những con chó tự làm gãy răng khi cố gắng chạy trốn khỏi cũi.

“Chúng ta phải xem pháo hoa qua đôi mắt của chúng và nghe tiến pháo hoa qua đôi tai của những con vật như vậy”, vị tiến sĩ chỉ ra.

“Ở tất cả loài vật, có những thứ bất ngờ, không quen thuộc có thể khiến chúng sợ hãi”.

Tiến sĩ Morley cho hay pháo hoa là một phương tiện truyền thống để kỷ niệm vào những thời điểm nhất định trong năm, nhưng "công chúng nói chung không phải lúc nào cũng nhận thức được tác động pháo hoa có thể gây ra”.

“Thông thường, đối với ngựa, chúng bị thương không phải do pháo hoa mà do sợ pháo hoa”.

Tiến sĩ Morley nói thêm rằng động vật chỉ được các bác sĩ thú y cho an tử khi quyết định này được coi là vì lợi ích tốt nhất của con vật.

Tổ chức từ thiện động vật RSPCA đang kêu gọi thay đổi luật về pháo hoa. Họ kêu gọi chính phủ Anh theo bước Scotland và đưa ra luật hạn chế thời gian bán và sử dụng pháo hoa, đồng thời cắt giảm mức độ tiếng ồn tối đa của pháo hoa bán công khai từ 120dB xuống 90dB.

Vì sao không nên ăn tôm hùm vào đầu năm mới?

Mỗi dịp đầu năm, người dân tại các quốc gia trên thế giới lại thực hiện những phong tục khác nhau để xua tan vận rủi và cầu may mắn.

Phát hiện cóc mía 'quái vật' lớn nhất thế giới

Một con cóc mía khổng lồ, nặng 2,7 kg, được phát hiện trong một khu rừng nhiệt đới ở miền Bắc Australia. Đây được cho là con cóc mía lớn nhất thế giới.

Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn

Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.

Hải Phương

Bạn có thể quan tâm