Chuyên gia khuyến cáo không nên dùng smartphone ghi lại hiện tượng nhật thực. Ảnh: Reuters. |
Nhật thực toàn phần xuất hiện từ vùng duyên hải Thái Bình Dương của Mexico lúc 11h07 giờ PDT ngày 8/4 (1h07 ngày 9/4 giờ Hà Nội) và kéo dài gần 5 phút.
Trước sự kiện này, trên mạng xã hội X, NASA đã cảnh báo người dùng không nên sử dụng camera trên smartphone để trực tiếp ghi lại hiện tượng này.
Cụ thể, tài khoản của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ cho biết cảm biến trên camera điện thoại, cũng như bất kỳ cảm biến hình ảnh nào khác có thể bị hư hại vĩnh viễn nếu hướng thẳng vào Mặt Trời.
Nhiều người đã biết nhìn thẳng vào Mặt Trời trong nhật thực có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn. Để quan sát hiện tượng này an toàn, ta cần sử dụng kính nhật thực được chứng nhận, vì thậm chí cả những cặp kính râm đậm nhất cũng không cung cấp đủ sự bảo vệ chống lại tia UV.
Tương tự với cảm biến trên camera, tia nắng Mặt Trời khi chiếu qua ống kính sẽ hội tụ tại một điểm, giống như cách kính lúp tập trung ánh sáng Mặt Trời và sinh nhiệt.
Qua tiếp súc thời gian dài, tia nắng có thể đạt đến cường độ cao và đốt cháy cảm biến máy ảnh cũng như nhiều bộ phận bên trong.
Vào năm 2017, YouTuber Sean MacDonald đã thực hiện thí nghiệm cho thấy máy ảnh sẽ ra sao nếu hướng ống kính thẳng về phía Mặt Trời. Kết quả cảm biến trên máy ảnh bị đốt cháy và hỏng hoàn toàn.
Cảm biến và màn chập trên camera bốc khói (trái) và bị thiêu cháy (phải) sau khi chĩa máy ảnh vào Mặt Trời. Ảnh: Sean MacDonald/YouTube. |
Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp khuyến cáo người dùng khi chụp nhật thực cần sử dụng các loại bộ lọc chuyên dụng để bảo vệ cả camera và mắt của khỏi tác động có hại từ tia nắng Mặt Trời.
Ngoài việc không hướng smartphone trực tiếp vào Mặt Trời, người dùng cũng cần tránh tia laser chiếu trực tiếp vào camera.
Cuối tháng 3, một chiếc iPhone 14 Pro của người dùng tại Anh đã bị hỏng cảm biến do tia laser từ sân khấu chiếu vào camera sau khi chủ nhân dùng thiết bị quay bữa tiệc trong quán bar.
Tương tự, năm 2023, tia laser chiếu thẳng khiến camera trên điện thoại của một người tham dự buổi biểu diễn của ca sĩ Geolier tại Nhà hát Palapartenope ở Naples (Italy) bị hỏng nặng.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn