Nếu như trước đây, giới trẻ nghiện “tám” trên di động với “ngón tay cái” và phải gõ bàn phím thì giờ đây cũng với “ngón tay cái” đó nhưng bàn phím không còn cần thiết, bởi text đã chuyển thành giọng nói. Hotboy Huỳnh Anh - anh chàng Lee Min Hoo của Việt Nam - là một hình mẫu điển hình của thanh niên ưa thích tin nhắn thoại.
Hot boy Huỳnh Anh luôn chọn tin nhắn thoại để bày tỏ cảm xúc hay trêu đùa cùng bạn bè. |
Tin nhắn thoại giúp cải thiện “tốc độ sống”
Trong khi nhiều sao Việt sử dụng nhắn tin thoại bởi tính tiện lợi, thời thượng, nhiều bạn trẻ khác thích trào lưu mới bởi muốn tiết kiệm thời gian (nhắn tin tốc độ cao) và tiền bạc (được miễn phí). Nhờ các ứng dụng OTT miễn phí như Zalo, Kakao Talk, Line.., cùng chiếc chiếc smartphone, bạn có thể thoải mái “tán gẫu cùng bạn bè và tận dụng nó trao đổi công việc” mà không lo thâm hụt hầu bao như Bùi Vĩnh Thế - tác giả truyện ảnh đình đám “Đừng yêu thương khi đã quá muộn” chia sẻ.
Trước đó, SMS Talk (tin nhắn bằng giọng nói) là một dịch vụ được các mạng di động cung cấp với giá cả nghìn đồng/tin và khi nghe phải qua tổng đài của bên thứ ba, chứ không trực tiếp ngay khi nhận như các OTT hiện nay.
Bạn Bùi Vĩnh Thế thường xuyên tán gẫu cùng bạn bè và trao đổi công việc. |
“Bảo toàn” cảm xúc
Một lợi thế rất lớn của tin nhắn thoại đó chính là phương tiện truyền đạt thông điệp: giọng nói. Cảm xúc là điều mà đa phần các bạn trẻ đều chấm điểm cộng cho tin nhắn thoại. Bùi Vĩnh Thế tin rằng tin nhắn thoại nghe “tình cảm” hơn. Ông hoàng nhạc Việt Đàm Vĩnh Hưng đã từng làm “nức lòng” người hâm mộ khi trực tiếp gửi tin nhắn thoại chúc mừng kèm theo bài hát do “Bài thánh ca buồn” do chính anh thể hiện nhân đến các fan trong dịp Giáng Sinh năm ngoái.
Với Bích Nhung – thư ký giám đốc một công ty tại Hà Nội, cô thích được nghe giọng của bạn bè để kéo gần khoảng cách. Ngoài ra, Nhung thích tin nhắn thoại bởi “không sợ nói đùa mà bị giận vì tưởng thật”.
Ngoài việc gây sốt trong giới trẻ bởi tính tiện lợi, miễn phí và tốc độ cao, trên thế giới những nghiên cứu chuyên ngành còn cho thấy tác động tích cực của giao tiếp qua giọng nói. Nhà nhân chủng học Leslie Seltzer, Đại học Wisconsin, Mỹ đã thử nghiệm trên hình thức giao tiếp của 64 nữ sinh với mẹ. Nghiên cứu này cho thấy giao tiếp bằng các hình thức bằng giọng nói ảnh hưởng rất tích cực đến việc giảm stress của nữ sinh.
Trong khi đó, năm 2012, hội đồng chăm sóc sức khoẻ người vô gia cư Mỹ đã đổi mới hình thức tiếp cận đối tượng chăm sóc trên 6 thành phố Jacksonville, Miami, Cincinnati, St. Louis, Milwaukee và San Diego. Thử nghiệm cho thấy người lớn tuổi và bệnh nhân, những đối tượng mà khả năng đọc và tương tác bị hạn chế, hài lòng hơn với việc giao tiếp qua thư thoại hơn là email.