Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao giá dầu thế giới liên tục giảm mạnh?

Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống dưới mức 70 USD/thùng (giảm hơn 40% so với mức giá 115 USD/thùng hồi tháng sáu) đã khiến nhiều quốc gia xuất khẩu dầu mỏ phải khốn đốn.

Đây là mức giảm sâu nhất trong vòng gần 5 năm qua trên thị trường dầu mỏ thế giới. Ngày 27/11, cuộc họp tại Vienna của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, tổ chức hiện kiểm soát gần 40% thị trường dầu mỏ thế giới, đã không đạt được thỏa thuận về việc cắt giảm sản lượng.

Ngoài ra, các nước xuất khẩu dầu mỏ khác như Nga (nơi đồng rúp đã chạm mức đáy kỷ lục), Nigeria, Iran và Venezuela cũng phải đối mặt với khó khăn. Vậy đâu là lí do giá dầu giảm mạnh?

Giá dầu được quyết định một phần bởi mối quan hệ cung - cầu trên thực tế, và một phần bởi sự kỳ vọng. Nhu cầu năng lượng có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế. Ngoài ra, nhu cầu này cũng tăng mạnh vào mùa đông ở Bắc bán cầu, và trong suốt mùa hè ở các nước sử dụng điều hòa nhiệt độ. Nguồn cung ứng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết (cản trở việc bốc dỡ các thùng dầu) và rối loạn về địa chính trị. 

Nhu cầu năng lượng có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế.

Nhu cầu năng lượng có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế.

Nếu các nhà sản xuất nghĩ rằng giá dầu đang ở mức cao, họ sẽ đầu tư sản xuất, kéo theo gia tăng về nguồn cung. Tương tự như vậy, giá thấp dẫn đến suy giảm đầu tư sản xuất. 

Quyết định của OPEC đóng vai trò định hình kỳ vọng: Nếu họ giảm nguồn cung mạnh, thì giá dầu theo đó sẽ tăng mạnh. Trong khối OPEC thì Ả Rập Saudi là quốc gia sản xuất gần 10 triệu thùng một ngày, chiếm 1/3 tổng sản lượng của cả khối.

Bốn yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến toàn cảnh giá dầu, bao gồm:

Thứ nhất, nhu cầu dầu hiện ở mức thấp, do các hoạt động kinh tế yếu kém, cùng với việc gia tăng hiệu suất và xu hướng chuyển dịch từ dầu sang các nhiên liệu khác. 

Thứ hai, bất ổn ở Iraq và Libya, hai nước sản xuất dầu lớn với tổng sản lượng gần 4 triệu thùng/ngày, cũng không ảnh hưởng đến sản lượng của họ. Do vậy, thị trường dầu mỏ không phải lo ngại về rủi ro địa chính trị. 

Thứ ba, Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Mặc dù quốc gia này không xuất khẩu dầu thô, nhưng hiện tại Mỹ nhập khẩu ít hơn nhiều, dẫn tới dư thừa đầu ra tiêu thụ sản phẩm.

Cuối cùng, Ả Rập Saudi và các đồng minh vùng Vịnh của họ đã quyết định không hy sinh thị phần riêng của mình để khôi phục giá dầu. Họ có thể cắt giảm sản lượng mạnh, nhưng những lợi ích của họ sẽ rơi vào tay những quốc gia họ “ghét cay ghét đắng” như Iran và Nga. 

Do Ả Rập Saudi có lượng dữ trữ ngoại hối lên tới 900 tỷ USD, nên giá dầu giảm không phải mối bận tâm lớn của họ. Hơn nữa, chi phí khai thác dầu của nước này cũng rất thấp, khoảng 5 USD - 6 USD/ thùng.

Mỹ có trữ lượng dầu khí lớn trong các mạch đá phiến thạch.

Mỹ có trữ lượng dầu khí lớn trong các mạch đá phiến thạch.

Chịu ảnh hưởng chính của việc dầu giảm giá là những khu vực chịu rủi ro và dễ bị tổn thương nhất của ngành công nghiệp dầu mỏ, bao gồm cả các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ. Họ đã phải vay mượn những khoản lớn để đầu tư với kỳ vọng dầu sẽ tiếp tục tăng giá. 

Ngoài ra còn có cả các công ty dầu phương Tây với các dự án khoan tìm dầu tốn kém ở khu vực nước sâu ở Bắc Cực, hoặc dự án khai thác những mỏ dầu lâu năm ở những khu vực ngày càng đắt đỏ như Biển Bắc.

Tuy vậy, nỗi đau lớn nhất lại rơi vào những nước mạo hiểm trông chờ nguồn thu từ dầu mỏ. Những nước này gồm có Nga (đang phải gánh chịu những đòn trừng phạt nặng tay của phương Tây do can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine) và Iran (được cho là “bơm tiền” cho chế độ của Tổng thống Assad ở Syria). 

Những người lạc quan thì cho rằng, kinh tế có thể khiến những quốc gia này bị “đánh gục” trước áp lực quốc tế. Trong khi đó, những người bi quan lại lo ngại rằng, khi bị dồn vào bước đường cùng, họ có thể phản kháng trong tuyệt vọng. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Economist, một ấn bản tin tức và các vấn đề quốc tế, có trụ sở tại London, Anh. Ấn bản này được thành lập vào năm 1843. The Economist có nhiều đối tượng độc giả là giám đốc điều hành danh tiếng và các nhà làm chính sách.

Chưa doanh nghiệp nào tự nguyện giảm tiếp giá xăng dầu

Chưa thấy doanh nghiệp xăng dầu nào trong nước tự nguyện giảm giá xăng dầu, dù giá mặt hàng này trên thế giới tiếp tục giảm mạnh kể từ sau lần điều chỉnh giảm hôm 6/12.

http://infonet.vn/vi-sao-gia-dau-the-gioi-lien-tuc-giam-manh-post153662.info

Theo Phương Lâm/ Infonet

Bạn có thể quan tâm