Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao giá Bitcoin chưa tăng trở lại?

Giá Bitcoin đã bật tăng phần nào sau nhiều ngày tụt dốc thê thảm. Nhưng đà tăng không kéo dài, đồng tiền vẫn chưa thể lấy lại mốc quan trọng 40.000 USD/đồng.

Theo dữ liệu của CoinMarketCap hôm 3/2 (theo giờ Việt Nam), giá Bitcoin lao dốc 3,6% so với 24 giờ trước đó xuống 37.398 USD/đồng. Hôm 1/2, giá có thời điểm xuyên thủng ngưỡng 40.000 USD/đồng.

"Đà phục hồi của Bitcoin đã nhen nhóm từ tuần trước, nhưng đến nay, giá Bitcoin vẫn chưa thể trở lại mốc 40.000 USD/đồng. Điều này có thể khiến một số nhà đầu tư thất vọng", chuyên gia tài chính Craig Erlam (có trụ sở ở London) trả lời Zing.

Bitcoin tang gia anh 1

Giá Bitcoin biến động mạnh trong vòng 7 ngày qua. Ảnh: CoinMarketCap.

Chưa trở lại mốc 40.000 USD

Theo ông Erlam, khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư đang cải thiện. "Điều này hỗ trợ đà tăng giá của Bitcoin một cách tự nhiên. Nhờ đó, Bitcoin có thể trở lại ngưỡng giá 40.000 USD/đồng, miễn là xu hướng tăng giá được giữ vững", vị chuyên gia dự báo.

"Nhưng một số nhà đầu tư đang chốt lời. Điều này dẫn đến mức giảm 4% vào ngày hôm nay", ông Erlam giải thích.

Giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin bị thu hẹp còn 708 tỷ USD. So với mức đỉnh 68.789 USD/đồng được thiết lập hôm 10/11/2021, giá Bitcoin đã lao dốc 45,62%.

Tổng giá trị vốn hóa thị trường của tiền mã hóa cũng lao dốc 2,88% xuống 1.730 tỷ USD. Ether - đồng tiền mã hóa lớn thứ hai thế giới - chứng kiến mức giảm giá gần 4% xuống còn 2.676 USD/đồng. Tuy nhiên, so với một tuần trước đó, đồng tiền này vẫn tăng giá 2,54%.

Bitcoin tang gia anh 2

Giá Bitcoin lao dốc gần 4% do một số nhà đầu tư chốt lời. Ảnh: CoinMarketCap.

Đà tuột dốc mạnh của giá Bitcoin bắt đầu hôm 21/1, sau khi giá lao dốc một mạch từ ngưỡng cao trong ngày 43.300 USD/đồng xuống hơn 38.000 USD/đồng, khiến giá trị vốn hóa thị trường lần lượt mất mốc 800 tỷ USD, 700 tỷ USD.

Hôm 24/1, giá có thời điểm rơi xuống mức 33.500 USD/đồng, đánh dấu mức thấp nhất trong vòng 6 tháng.

Giá Bitcoin giảm mạnh theo đà của những loại tài sản rủi ro khác như cổ phiếu công nghệ. Nguyên nhân là giới đầu tư lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mạnh tay nâng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát.

Theo chuyên gia tài chính Edward Moya tại hãng tư vấn Oanda (có trụ sở tại Mỹ), giới đầu tư lo ngại rằng FED có thể mạnh tay thắt chặt các chính sách tiền tệ và tài khóa trong năm nay.

"FED đã mắc sai lầm về lạm phát. Việc cơ quan này vội vã nâng lãi suất để ngăn giá cả tăng cao có thể khiến các tài sản rủi ro chịu áp lực lớn. Những loại tài sản này chứng kiến mức tăng mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch", ông Moya giải thích.

Phụ thuộc quyết định của FED

Một số người ủng hộ cho rằng Bitcoin là một dạng "vàng kỹ thuật số", hưởng lợi khi nền kinh tế và thị trường biến động. Nhưng trong những tháng qua, Bitcoin đã hoạt động như một tài sản rủi ro.

"Bitcoin sẽ tiếp tục được giao dịch như một tài sản rủi ro. Đồng tiền này có thể hưởng lợi khi các ngân hàng trung ương lưỡng lự trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ", ông Moya tại Oanda bình luận.

Theo vị chuyên gia, ở thời điểm hiện tại, các quyết định về lãi suất từ phía Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể tác động đến Phố Wall nhiều hơn mức bình thường. Bởi giới đầu tư đang tìm kiếm dấu hiệu về khẩu vị rủi ro.

Trong khi đó, các quan chức FED cũng muốn nâng lãi suất mà không gây thiệt hại quá lớn cho nền kinh tế.

Bitcoin sẽ tiếp tục được giao dịch như một tài sản rủi ro. Đồng tiền này có thể hưởng lợi khi các ngân hàng trung ương lưỡng lự trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ

Chuyên gia tài chính Edward Moya

Giới quan sát tin rằng FED sẽ đưa ra một kế hoạch chậm rãi và bài bản để đối phó với tình trạng giá cả leo thang. Việc mạnh tay tăng lãi suất có thể gây tổn hại cho nền kinh tế và làm chao đảo các thị trường tài chính.

Theo nhà quản lý quỹ Bill Ackman, nếu FED nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, cơ quan này sẽ " tạo nên cú sốc và nỗi kinh hoàng cho thị trường".

Hầu hết lãnh đạo ngân hàng Phố Wall cho rằng FED sẽ tìm cách giảm áp lực lạm phát bằng những đợt nâng lãi suất nhỏ. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo FED có thể nâng lãi suất 4 lần trong năm nay (tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12) và bắt đầu cắt giảm quy mô bảng cân đối kế toán kể từ tháng 7.

Ông Jamie Dimon - CEO JPMorgan Chase - dự báo ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất "nhiều hơn 4 lần trong năm nay", thậm chí lên tới 6, 7 lần. Việc FED không nâng lãi suất một cách đột ngột có thể giúp các tài sản rủi ro, bao gồm cổ phiếu công nghệ và tiền mã hóa, phục hồi.

"Nếu giá Bitcoin xuyên thủng ngưỡng 40.000 USD/đồng, một số nhà đầu tư có thể mua vào, từ đó thúc đẩy đà tăng hơn nữa của Bitcoin", chuyên gia tài chính Moya nhận xét.

"Nhưng dường như vẫn còn quá sớm để giá Bitcoin cán mốc 40.000 USD/đồng. Trong tuần tới, giá có thể dao động trong vùng 30.000-40.000 USD/đồng", ông dự báo.

Theo vị chuyên gia, giá Bitcoin sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những biến động trên thị trường chứng khoán. Báo cáo về lạm phát trong tuần tới cũng có thể tác động mạnh tới thị trường tiền mã hóa.

Chuyên gia: 'Áp lực bán tháo vẫn đè nặng Bitcoin'

Giá Bitcoin tiếp tục biến động mạnh do các nhà đầu tư lo ngại FED mạnh tay nâng lãi suất. Theo giới chuyên gia, tiền mã hóa sẽ gặp khó khăn trong vài tháng tới.

Giá Bitcoin bật tăng

Sau nhiều ngày sụt giảm mạnh, giá Bitcoin đã bật tăng phần nào, có thời điểm xuyên thủng ngưỡng 37.000 USD/đồng.

OceanBank sap doi ten hinh anh

OceanBank sắp đổi tên

0

Sau khi được MB tiếp quản, OceanBank dự kiến đổi tên thành MBV. Chủ tịch và tổng giám đốc mới của ngân hàng cũng là các lãnh đạo cấp cao tại MB.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm