Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa dùng đã xuống cấp

Giám đốc BQL Dự án Đường sắt cho biết các tấm kính hư hỏng ở đường sắt Cát Linh - Hà Đông do quá trình thi công, đi lại của người dân. Ngoài ra còn có hiện tượng phá hoại.

Chiều 28/3, Bộ GTVT tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2019. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông và lãnh đạo các đơn vị liên quan đã trả lời nhiều câu hỏi được báo chí quan tâm trong ba tháng qua.

Hop bao Bo GTVT quy 1 anh 1
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông. Ảnh: Ngọc Tân.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành trong tháng 4

Liên quan đến tiến độ khai thác và hiện trạng xuống cấp tại dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc BQL Dự án Đường sắt thừa nhận có một số hạng mục như tấm kính, vị trí khoan liên kết, mái che thang cuốn bị hư hỏng.

Ông Phương cho biết các tấm kính hư hỏng do quá trình thi công, đi lại của người dân bị va đập. Ngoài ra còn có hiện tượng phá hoại trong quá trình hoàn thiện.

Hop bao Bo GTVT quy 1 anh 2
Giám đốc Ban quản lý Dự án Đường sắt Vũ Hồng Phương. Ảnh: Ngọc Tân.

“Chúng tôi đã giao tổng thầu tăng cường công tác bảo vệ an ninh và phải sửa chữa toàn bộ những vị trí hư hỏng”, lãnh đạo Ban quản lý dự án Đường sắt cho biết.

Về tiến độ hoàn thành dự án, ông Phương cho biết còn hạng mục mái che thang cuốn, thiết bị an toàn, cảnh quan cây xanh đang được hoàn thiện. Ban quản lý dự án đang chỉ đạo tổng thầu hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, phấn đầu hoàn thành trong tháng 4.

Nói thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Đông cho biết dự án cần thời gian giao thời để bàn giao giữa đơn vị thi công (Bộ GTVT) và đơn vị khai thác (Hà Nội). Ngoài ra việc đăng kiểm tất cả thiết bị liên quan đến quy chuẩn mới của quốc tế.

"Tuy nhiên quan điểm chỉ đạo chung là phải làm nhanh. Không thể chưa đảm bảo an toàn đã đưa vào khai thác".

Hop bao Bo GTVT quy 1 anh 3
Sát ngày khai thác thương mại, nhiều nhà ga tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn ngổn ngang, hư hỏng. Ảnh: Phạm Thắng.

Tồn tại về giao đất tại dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Liên quan đến dự án xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, phóng viên đặt câu hỏi vì sao có rất nhiều doanh nghiệp xin đầu tư nhưng Bộ GTVT không xem xét đấu thầu mà lựa chọn ngay ACV làm nhà đầu tư. 

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng hành lang pháp lý để đầu tư vào cảng hàng không ở Việt Nam còn hạn chế. Ta chỉ có thể áp dụng theo đối tác công tư (ví dụ sân bay Vân Đồn). Chính phủ đang giao ACV 21 cảng hàng không để khai thác. Việc quản lý khai thác nhà ga phải là ACV. Không thể trong 1 cảng có nhiều nhiều chủ nhà ga. 

Liên quan đến việc giao đất quốc phòng cho ACV để xây dựng nhà ga T3, ông Nguyễn Minh Phương, Vụ KH&ĐT (Bộ GTVT), thừa nhận còn một số tồn tại về việc giao đất. "Chúng tôi sẽ chuyển đất từ Bộ Quốc phòng về địa phương là UBND TP.HCM, sau đó địa phương mới chuyển cho đơn vị xây dựng", ông nói.

Cần nghiên cứu kỹ đề án cấm xe máy tại Hà Nội

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng đề án cấm xe máy vừa qua của Hà Nội còn cần rất nhiều nghiên cứu, đánh giá, phân tích để đưa ra được phương án cuối cùng. “Tổ chức giao thông là cần thiết, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc làm sao để người dân đi lại thuận lợi.” - ông Đông nói.

Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, cũng cho rằng việc cấm xe máy phải đồng bộ với việc đáp ứng tốt về nhu cầu vận tải công cộng, thực hiện tốt việc kết nối giữa các loại hình vận tải trong đô thị, đặc biệt là kết nối tốt với giao thông tĩnh.

Theo ông Ngọc, ở nước ngoài có bãi đỗ xe ở ngay trung tâm, khu vực metro hay bến xe buýt đều có bãi đỗ xe để người dân dễ dàng chuyển tiếp phương tiện.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa thể vận hành vào tháng 4

Ông Vũ Hồng Trường, đại diện của Hanoi Metro, cho biết một số hạng mục của công trình đang được hoàn thiện và cần được chuyên gia nước ngoài kiểm định trước khi vận hành.


Ngọc Tân

Bạn có thể quan tâm