Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao công an chưa thể trao trả 5 triệu yen Nhật?

Sau hơn một năm chờ đợi, “tỷ phú ve chai” Huỳnh Thị Ánh Hồng đến Công an quận Tân Bình xin nhận lại số tiền hơn 5 triệu yen Nhật mà mình giao nộp trước đó, nhưng không được.

Nhiều ý kiến cho rằng cơ quan công an đã lạm quyền. Thậm chí trong một số diễn đàn trên Internet, có người còn lên tiếng chỉ trích hoặc đặt những nghi vấn không hay cho cơ quan chức năng. Để làm rõ thực hư của sự việc, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại tá Lê Hoàng Châu - Trưởng công an quận Tân Bình.

- Thưa đại tá, tại sao vụ việc đã kéo dài hơn một năm, nhưng cơ quan công an vẫn chưa thể trao lại tiền cho người đã giao nộp trước đó?

Ngày 21/3/2014, vợ chồng chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (người thu mua ve chai) mang số tiền 524 tờ yen Nhật, mệnh giá 10.000 yen/tờ (tương đương 5.240.000 yen Nhật) giao nộp cho công an phường 10, quận Tân Bình, sau đó bàn giao lại cho công an quận Tân Bình thụ lý.

Sau khi tiếp nhận, ngày 28/4/2014, Công an quận Tân Bình đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, để tìm chủ sở hữu số tiền nói trên.

Sự thật về 'ông chủ' của 5 triệu yen Nhật đến từ châu Phi

Ông Afolayan Caleb - người mà bà Ngọt khai là chồng mình, đã dùng hộ chiếu giả vào Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 2, điều 239, Bộ luật Dân sự, nếu sau một năm cơ quan công an đăng tin tìm chủ sở hữu mà không ai đến nhận, thì số tiền này sẽ thuộc về người phát hiện là vợ chồng chị Hồng. Khi thời hiệu một năm đã gần kề, thì ngày 24/4, công an quận Tân Bình nhận được đơn của bà Phạm Thị Ngọt (quê Quảng Nam, ngụ xã Xuân Thới Đông, Hóc Môn).

Số tiền 5 triệu yen trong vụ việc này.
Số tiền 5 triệu yen trong vụ việc này.

Trong đơn bà Ngọt cho biết do nghi ngờ số tiền trên là của chồng mình, nên bà đến công an gửi đơn xin tạm hoãn giao, nhận tài sản để có thêm thời gian củng cố chứng cứ chứng minh về nguồn gốc số tiền này.

Đơn của bà Ngọt gửi khi thời hiệu một năm kể từ ngày ra thông báo đã gần hết. Chính vì vậy, cơ quan công an buộc phải tạm hoãn việc giao nhận số tiền trên cho chị Hồng, để có thời gian xác minh chủ nhân thực sự của 5 triệu yen nêu trên. Công an quận cũng đã có văn bản trả lời gửi đến chị Hồng về việc tạm hoãn này.

- Trên một số diễn đàn, có ý kiến cho rằng vụ việc này phải được giải quyết bởi cơ quan Tòa án, hoặc Sở Tài chính, chứ không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan công an?

- Vụ việc đang thuộc quyền giải quyết của công an. Đây là tiền do người dân nhặt được và giao nộp, nên cơ quan công an tiếp nhận để xác minh và truy tìm chủ sở hữu thực sự. Nếu sau một năm mà không có người đến nhận, thì số tiền trên sẽ thuộc về người phát hiện và giao nộp. Trong sự việc này, bà Ngọt đã đến làm đơn xin nhận vì cho rằng đây là tiền của chồng mình.

Đại tá Lê Hoàng Châu.
Đại tá Lê Hoàng Châu.

Tuy nhiên, bà Ngọt chưa cung cấp được bằng chứng cụ thể vì chồng của mình hiện đang ở nước ngoài. Bà Ngọt đã làm đơn xin tạm hoãn việc giao nhận tiền cho chị Hồng, để có thêm thời gian củng cố chứng cứ chứng minh. Đây là một lý do chính đáng.

Người mua ve chai ở Sài Gòn khiếu nại vụ 5 triệu yen

Theo chị Hồng, việc Công an quận Tân Bình tự ý gia hạn thời gian xác định chủ sở hữu 5 triệu yen là vượt quá thẩm quyền cũng như không đúng quy định của pháp luật.

Hơn nữa, với tình huống mới phát sinh này, cơ quan công an cũng cần thận trọng để phối hợp với các ngành chức năng tổ chức xác minh. Không thể vội vàng trao trả số tiền trên cho chị Hồng, bởi nếu như bà Ngọt có đủ bằng chứng để chứng minh số tiền trên là của chồng mình, thì sau này quyền lợi của chủ nhân thực sự sẽ bị ảnh hưởng.

- Được biết chị Hồng cùng luật sư của mình đã có đơn khiếu nại Công an quận Tân Bình vì đã chậm trễ trong việc giao lại tiền, đồng thời yêu cầu cơ quan công an cho biết về thời gian cụ thể để giải quyết vấn đề này?

- Theo quy định của pháp luật, cơ quan công an có quyền tạm giữ tài sản để ra thông báo tìm chủ sở hữu. Khi phát sinh những tình huống mới, lực lượng công an buộc phải gia hạn việc tạm giữ để có thêm thời gian xác minh. Trong vụ việc này, tình huống mới phát sinh khá phức tạp vì có liên quan đến yếu tố người nước ngoài. Chính vì vậy chưa thể có được câu trả lời cụ thể về thời gian.

Tuy nhiên, cơ quan công an cũng đang nỗ lực phối hợp với các ngành chức năng khác để xác minh và giải quyết dứt điểm vụ việc trong thời gian sớm nhất có thể, một cách hợp tình hợp lý và không ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân.

- Số tiền hơn 5 triệu yen (tương đương 1 tỷ đồng) là rất lớn. Chính vì vậy có người đã lên tiếng chỉ trích và đặt nghi vấn không hay về cơ quan công an. Ông có ý kiến thế nào về việc này?

- Cơ quan công an không hề tư lợi trong vụ việc này. Việc tạm giữ số tiền 5 triệu yen là để xác minh, làm rõ chủ nhân thực sự. Số tiền ở đâu thì còn có đó, chứ không ai lấy mất. Chính vì vậy, chị Hồng cũng cần bình tĩnh để cùng các cơ quan chức năng giải quyết sự việc. Không thể quy chụp rằng công an cố tình kéo dài thời gian là để có lợi cho bà Ngọt. Bởi việc tạm giữ này cũng là để bảo vệ quyền lợi cho chính chị Hồng, tránh rắc rối trong các tranh chấp về sau.

Công an quận Tân Bình vẫn đang tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng xác minh và giải quyết vụ việc. Trong thời gian tới, có thể cơ quan công an sẽ tiến hành họp với các ban ngành chức năng để đưa ra hướng giải quyết một cách hợp tình hợp lý, trong thời gian sớm nhất có thể để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.

- Xin cảm ơn đại tá.

Công an chưa trả 5 triệu yen cho người mua ve chai

Theo Công an quận Tân Bình (TP HCM), vụ 5 triệu yen Nhật phát sinh tình tiết mới, cần có thời gian xác minh thêm nên vẫn tạm giữ số tiền, chưa bàn giao cho chị Hồng.

http://www.congan.com.vn/tin-chinh/vu-ty-phu-ve-chai-vi-sao-cong-an-chua-the-trao-tra-5-trieu-yen-nhat_592.html

Theo Đăng Hòa/Công An Nhân Dân

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm