Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao có tin đồn điều chỉnh tỷ giá?

Sau gần 1 năm rưỡi giữ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối “sóng yên bể lặng”, những ngày vừa qua, cặp đôi “đô - đồng” bắt đầu có tín hiệu nóng.

Vì sao có tin đồn điều chỉnh tỷ giá?

Sau gần 1 năm rưỡi giữ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối “sóng yên bể lặng”, những ngày vừa qua, cặp đôi “đô - đồng” bắt đầu có tín hiệu nóng.

Sáng 21/2, giá USD đã vượt ngưỡng 20.900 đồng. Báo giá USD của Ngân hàng (NH) Vietcombank buổi sáng giá mua - bán ở mức 20.850 đồng và 20.930 đồng, tăng 20 đồng ở chiều mua và 40 đồng ở chiều bán so với ngày 20/2. Eximbank niêm yết giá ngoại tệ này ở mức 20.855 đồng (mua vào) và 20.920 đồng (bán ra), tăng tương ứng 20 đồng và 30 đồng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục duy trì tỷ giá USD/VND bình quân liên NH ở mức 20.828 đồng.

 
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết chưa tính tới việc điều chỉnh tỷ gi.

Trong khi đó, dù bị “siết chặt” nhưng thị trường tự do vẫn giao dịch khá nhộn nhịp, giá USD tiếp tục tăng so với những ngày trước đó. Một số điểm giao dịch ngoại tệ “chợ đen” báo giá USD ở mức 21.030 - 21.040 đồng (mua vào) và 21.090 - 21.100 đồng (bán ra). Đây là mức giá đỉnh của USD tự do trong mấy tháng trở lại đây.

Xu hướng trên của thị trường được nhiều chuyên gia phán đoán do cung ngoại tệ đang giảm đi, cầu tăng lên - trạng thái ngoại hối của các NH cũng không được “xông xênh” như trước, cùng với việc tỷ giá bị dồn nén quá lâu gây áp lực lớn cho ngành xuất khẩu mũi nhọn. Vì vậy, cần thiết phải có sự điều chỉnh mức độ khoảng 3 - 4%. Đây là đề xuất của một số chuyên gia ngân hàng có tiếng nên công chúng nói chung cũng đặt ra giả thuyết về việc sẽ có phá giá nhẹ với đồng Việt Nam.

 

Những người "đề xuất"

TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng không phá giá VND sẽ gây nhiều áp lực cho xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Hiện VND đang bị đánh giá cao khoảng 23% so với USD do lạm phát của Việt Nam trong các năm vừa qua cao hơn nhiều lạm phát của Mỹ. Bình quân trong 5 năm qua, lạm phát của Việt Nam 12%/năm, trong khi của Mỹ chỉ 2%, đẩy tỷ giá thực tăng nhưng Chính phủ không điều chỉnh mức thay đổi tỷ giá tương ứng. Vì vậy, nếu không điều chỉnh tỷ giá hối đoái sẽ dẫn tới hệ quả ngoài ý muốn là tác động xấu đến xuất khẩu, hàng xuất khẩu giảm sút do giá tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu cũng sụt giảm.

“NHNN nên chủ động điều chỉnh tăng tỷ giá thêm ở mức khoảng 4% trong năm nay để hỗ trợ xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. Điều này cũng giúp hạn chế nhu cầu nhập khẩu, nhất là các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ”, TS Nghĩa đề xuất.

Đồng quan điểm trên, TS Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị NH cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), cho rằng đã đến thời điểm phải nghĩ đến chuyện phá giá thêm VND, có như vậy xuất khẩu mới có lợi. Hiện tại, cũng theo TS Hưởng, nước Mỹ đã nới lỏng tiền tệ bằng nhiều gói cứu trợ sẽ kích thích mạnh tiêu dùng, tác động tốt cho xuất khẩu của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Điều chỉnh tỷ giá, khiến hàng hóa của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh, tận dụng cơ hội đẩy thêm hàng vào thị trường này.

 

" NHNN đang theo dõi cung cầu ngoại tệ trên thị trường và thấy diễn biến vẫn đang rất ổn định. Trong bối cảnh nền kinh tế thường xuyên nhập siêu triền miên, việc giữ được tỷ giá như hiện nay là một thành công lớn" - theo ông Lê Minh Hưng, Phó thống đốc NHNN.

Lo nhập khẩu lạm phát

Trước những đề xuất phá giá VND để hỗ trợ xuất khẩu, Phó thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho rằng khi phá giá VND thì tác động không mong muốn đầu tiên là Việt Nam sẽ nhập khẩu lạm phát. Chưa kể, còn làm trầm trọng thêm tâm lý kỳ vọng tỷ giá tăng. Ngoài ra, còn kích hoạt nhập khẩu trở lại. Một vấn đề khác khi tăng tỷ giá là áp lực trả nợ vay của Chính phủ và doanh nghiệp vì cơ cấu đồng tiền nợ vay, chủ yếu là USD. “Cả chục năm nay, nền kinh tế phải trả một giá rất đắt mỗi khi điều chỉnh giảm giá trị VND. Hiện tại, NHNN đang theo dõi cung cầu ngoại tệ trên thị trường và thấy diễn biến vẫn đang rất ổn định. Trong bối cảnh nền kinh tế thường xuyên nhập siêu triền miên, việc giữ được tỷ giá như hiện nay là một thành công lớn. Trong đó, quan trọng nhất là ổn định được tâm lý kỳ vọng thị trường, đảm bảo quyền lợi cho người nắm giữ VND, từ đó khơi thông dòng chảy ngoại tệ vốn bị găm giữ từ rất lâu”, ông Hưng nói.

Cũng theo lãnh đạo này, việc điều chỉnh tỷ giá không cẩn thận sẽ để lại hậu quả tiêu cực, bởi chỉ nói riêng mặt hàng xăng dầu, những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không có nguồn thu ngoại tệ, đều phải mua. Vì vậy, lần điều chỉnh tỷ giá năm 2011, lập tức giá xăng dầu tăng và tác động dây chuyền đến mọi hàng hóa khác. Mỗi tháng, ước tính, Petrolimex cần tới 500 triệu USD, chỉ cần nhích tỷ giá lên một chút là tập đoàn này phải tăng giá, nếu không là lỗ. EVN cũng trong tình trạng tương tự khi phải vay nợ và nhập khẩu điện, máy móc thiết bị và đành phải phân bổ khoản lỗ đó dần vào các năm sau.

Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sĩ Kiêm cho rằng cần cân nhắc điều chỉnh tỷ giá vì nếu không dễ dẫn tới “lợi bất cấp hại”. Bởi hiện tại nền kinh tế Việt Nam lấy xuất khẩu làm chủ lực, nhưng cơ cấu xuất khẩu lại chủ yếu phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Tăng tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu, không cẩn thận vô tình làm tăng giá hàng nhập khẩu, đẩy lạm phát trở lại. “Lạm phát tháng 1 ở mức 1,25%, dự báo tháng hiện tại sẽ ở mức cao do là tháng giáp tết. Trong lúc này, theo tôi chưa nên điều chỉnh tỷ giá. Nếu có thể ở một vài thời điểm có thể xem xét giãn biên độ chênh lệnh tỷ giá (hiện đang ở mức +/-1%) để tạo sự linh hoạt trong điều hành”, TS Kiêm đề xuất.

NHNN khẳng định tại thời điểm này, NHNN chưa có ý định điều chỉnh hay can thiệp vào tỷ giá. 

USD chạm mốc 21.000 đồng

Chiều 21/2, các NH liên tiếp tăng giá USD, riêng Vietcombank buổi sáng báo giá mua vào 20.850 đồng và bán ra 20.930 đồng, đến buổi chiều mua vào 20.900 đồng và bán ra 21.000 đồng. Trong khi đó, tại Eximbank, buổi sáng mua 20.855 đồng và bán 20.920 đồng, cuối buổi chiều nâng mức mua vào 20.895 đồng và bán ra 20.990 đồng/USD.

Theo Thanh Niên

Theo Thanh Niên

Bạn có thể quan tâm