Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao cổ đông ngóng đại hội bất thường ở BIDV?

Có hàng loạt lý do khiến các cổ đông trông mong đại hội cổ đông bất thường của BIDV tổ chức 22/10 tới đây như chia cổ tức tiền mặt hay cổ phiếu, tái cơ cấu khoản cho vay bầu Đức.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa gửi chương trình đại hội cổ đông bất thường năm 2016 tổ chức ngày 22/10 tới. Mục đích họp là sửa đổi điều lệ của ngân hàng.

Theo tờ trình này, Hội đồng quản trị BIDV đã đề nghị bác bỏ nội dung "Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện pháp luật của BIDV” và "đại diện cho BIDV trong quan hệ tố tụng, tranh chấp, giải thể, phá sản".

Đại hội dự kiến sẽ thông qua việc sửa đổi Khoản 5, Điều 2 có nội dung thành "Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của BIDV”. 

BIDV hop dai hoi co dong bat thuong anh 1
Đại hội cổ đông bất thường của BIDV được tổ chức 22/10.

Ngoài nội dung trên, đại hội lần này còn một số vấn đề khiến nhiều cổ đông mong ngóng như quyết định cuối cùng về việc trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu cho năm 2015; kế hoạch tái cơ cấu đối với các khoản cho vay bầu Đức...

Trước đó, Bộ Tài chính yêu cầu BIDV và Vietcombank trả cổ tức bằng tiền mặt. Nếu trả bằng tiền mặt, BIDV sẽ phải chi ra 2.700 tỷ đồng để nộp cho Bộ Tài chính. Đây là số tiền lớn trong thời điểm BIDV đang gặp khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ và hệ số CAR ở mức thấp.

Đặc biệt, về tỷ lệ nợ xấu dưới 2% của BIDV cũng gây thắc mắc sau khi có thông tin ngân hàng này đã bán hàng chục nghìn tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong những năm qua. 

Về các khoản cho vay, hiện BIDV cho bầu Đức vay khoảng 9.705 tỷ đồng và Công ty Khoáng sản Na Rì Haminco 1.000 tỷ đồng.

Đại hội còn được cổ đông chờ đón bởi đây là cuộc đối thoại đầu tiên giữa nhà băng và nhà đầu tư sau khi Thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định ông Trần Bắc Hà rời khỏi vị trí chủ tịch hội đồng quản trị từ ngày 1/9/2016. 

Người kế nhiệm ông Hà là ông Trần Anh Tuấn, Ủy viên HĐQT phụ trách điều hành hoạt động của HĐQT kể từ ngày 1/9/2016.

Tính đến thời điểm hiện tại, BIDV vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý III.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, BIDV lãi trước thuế đạt 3.327 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ song nếu không tính khoản lãi đột biến từ việc bán ngân hàng liên doanh VID Public (827 tỷ đồng) thì lợi nhuận của ngân hàng chỉ còn 2.500 tỷ đồng, giảm gần 20%.

32 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm biến mất: BIDV nói gì?

Ngân hàng thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang phối hợp với công an để làm rõ vụ khách bị mất 32 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm.

 


Kiều Linh

Bạn có thể quan tâm