Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao chiến cơ Trung Quốc xuất khẩu hay gặp nạn?

Ở các thị trường nhập khẩu J-7 dưới cái tên F-7, tai nạn diễn ra thường xuyên, đe dọa tính mạng các phi công quân sự.

Vì sao chiến cơ Trung Quốc xuất khẩu hay gặp nạn?

Ở các thị trường nhập khẩu J-7 dưới cái tên F-7, tai nạn diễn ra thường xuyên, đe dọa tính mạng các phi công quân sự.

Mặc dù đã quyết định ngừng sản xuất và đưa J-7 về tuyến 2 nhưng quân đội Trung Quốc vẫn phải chứng kiến những vụ tai nạn xảy ra đối với loại máy bay này. Không những vậy, ở các thị trường nhập khẩu J-7 dưới cái tên F-7, tai nạn cũng diễn ra thường xuyên, đe dọa tính mạng các phi công quân sự.

Tháng 9/2010, một chiếc F-7 của Không quân Bangladesh đã rơi ở khu vực sông Karnaphuli, may mắn là viên phi công đã kịp nhảy dù và không bị thương.

Quan chức quân sự địa phương cho biết, sau khi cất cánh trong chuyến bay huấn luyện quen thuộc, chiếc F-7 đã gặp trục trặc và 'khựng lại' trên không trước khi lao xuống sông và phát nổ.

 
Lực lượng phòng vệ bờ biển Bangladesh tìm kiếm các mảnh vỡ của chiếc F-7 gặp nạn trên sông Karnaphuli năm 2010 .

Một năm trước đó, chiếc máy bay huấn luyện của Không quân Bangladesh là FT-6 cũng mua của Trung Quốc đã gặp nạn và phát nổ ngay sau khi cất cánh, viên phi công duy nhất cũng may mắn nhảy dù kịp thời.

FT-6 là phiên bản xuất khẩu của J-6 máy bay chiến đấu của Trung Quốc sản xuất dựa trên khuôn mẫu MiG-19 của Nga, với công nghệ còn "cổ" hơn J-7/F-7.

Không quân Pakistan cũng phải "nếm trái đắng" với chiến cơ F-7 mua của Trung Quốc. Tháng 8/2011, một chiếc máy bay loại này của Pakistan đã rơi ở tỉnh Punjab làm một người chết và 2 người khác bị thương.

Viên phi công điều khiển chiếc F-7 là nữ đã kịp nhảy ra khỏi máy bay khi nó sắp rơi và may mắn thoát chết. Nạn nhân còn lại của vụ tai nạn là 2 người dân địa phương dưới mặt đất, một trong số họ qua đời do chấn thương quá nặng.

Không may mắn như các đồng nghiệp Bangladesh hay Pakistan, 2 phi công quân sự của Không quân Nigeria đã trở thành liệt sĩ khi đang trên đường làm nhiệm vụ gần biên giới Mali đầu tháng 5. Theo nguồn tin quân sự, tai nạn xảy ra do một sự cố cơ khí của máy bay.

 
Một chiếc F-7 của Trung Quốc trong biên chế Không quân Nigeria.

Hiện nay Không quân Nigeria có 9 chiếc F-7 trong các phi đội bao gồm cả chiếc vừa gặp nạn.

Nhiều người có thể nghĩ rằng chất lượng của hàng xuất khẩu của Trung Quốc, tuy nhiên, ở phiên bản trong nước cũng chẳng khá hơn, đỉnh điểm và vụ tai nạn của J-7 ở Quảng Đông vào tháng 12/2012.

Chiếc J-7 rơi ở một dân cư gần sân bay quân sự Sán Đầu, Quảng Đông làm 4 người bị thương trong khi các phi công đã nhảy dù an toàn. Theo quan chức quân sự Trung Quốc, tai nạn xảy ra khi phi công thực hiện nhiệm vụ bay đào tạo thường xuyên.

Chiếc J-7 đã gặp vấn đề về cơ khí khi tăng độ cao và lao thẳng vào một tòa nhà gây ra vụ cháy khủng khiếp. Ngọn lửa và xác máy chiếc J-7 đã làm tắc nghẽn giao thông và khiến lực lượng cứu hộ phải làm việc vất vả trong hơn 2 giờ mới kiểm soát được hiện trường.

Lời giải cho những vụ tai nạn của J-7

Với Trung Quốc, J-7 là sản phẩm tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhất kể từ khi nó là bản mẫu MiG-29 của Liên Xô.

Theo tờ The Washington Times của Mỹ, nhiều chuyên gia hàng không Trung Quốc đã đổ lỗi việc hay "gặp sự cố cơ khí" của J-7 cho các chuyên gia Liên Xô đã không bàn giao đầy đủ tài liệu kỹ thuật cũng như chiếc MiG-29 mẫu là bản lỗi.

Mặc dù thế, các kỹ sư hàng không Trung Quốc vẫn tiếp tục nghiên cứu sản xuất J-7 theo phương pháp đối chiếu song song với chiếc MiG-21 mẫu.

Mãi đến đầu những năm 1980 nó mới đi vào hoạt động rộng rãi sau một thời kỳ dài chỉ thử nghiệm và sửa lỗi.

 
J-7 của Không quân Trung Quốc.

Đó là phiên bản trong nước, còn đối với F-7 xuất khẩu, Trung Quốc còn có nhiều "cải tiến" để giảm giá thành nhằm cạnh tranh với các sản phẩm của các cường quốc quân sự. Chính vì thế, thị trường yêu thích của F-7 là những nước nghèo như Albania, Bangladesh, Myanmar, Iran, Iraq, Pakistan, Sudan, Tanzania và Zimbabwe.

Giá rẻ đồng nghĩa với khả năng rủi ro cao hơn, đó là lời giải thích dễ hiểu nhất cho những tai nạn liên tục của J-7/F-7 cả trong và ngoài Trung Quốc những năm vừa qua.

Cũng chính tỷ lệ tai nạn ngày càng tăng mà không quân Trung Quốc đã đến lúc quyết định cho J-7 nghỉ ngơi. Nhưng bên cạnh đó thị trường xuất khẩu vẫn được duy trì, điều này đồng nghĩa với tính mạng các phi công quân sự của đối tác Trung Quốc sẽ tiếp tục bị đem ra đánh cược trong tương lai - mạng tin quân sự Strategypage bình luận.

Theo VTC News

Theo VTC News

Bạn có thể quan tâm