Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Sát thủ' diệt hạm thông minh nguy hiểm nhất Biển Đông

Yakhont là tên lửa chống tàu được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển Nga và lắp đặt trong tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển “Bastion” của lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam.

'Sát thủ' diệt hạm thông minh nguy hiểm nhất Biển Đông

Yakhont là tên lửa chống tàu được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển Nga và lắp đặt trong tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển “Bastion” của lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam.

Tên lửa chống tàu Yakhont được sử dụng để công kích các cụm chiến hạm và các chiến hạm, các tàu vận tải và tàu đổ bộ các chủng loại trong điều kiện tác chiến có mật độ gây nhiễu cao nhất của hỏa lực và tác chiến điện tử.

Tổ hợp tên lửa mới ngay từ khi thiết kế đã được đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật mới: là tên lửa đa phương tiện, có thể lắp đặt trên các phương tiện mang khác nhau như trên tàu ngầm, trên các chiến hạm nổi và các xuồng phóng tên lửa, trên máy bay và trên các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển. Theo cấp độ đa phương tiện, tên lửa phải đa phương tiện hơn cả tên lửa chống tàu hiện đại của phương Tây, mà đại diện của loại này là tên lửa chống tàu Mỹ ASM "Harpoon".

 

Tính năng kỹ chiến thuật đặc trưng của tên lửa Yakhont là “thông minh”: Tầm tấn công mục tiêu ngoài đường chân trời; chế độ hoạt động hoàn toàn tự động (bắn – quên); đa quỹ đạo đường bay (“thấp”, “cao – thấp”), tốc độ siêu âm trên tất cả các quỹ đạo bay; tên lửa có tính năng đa phương tiện mang (tất cả các chiến hạm nổi, các tàu ngầm và các tổ hợp phóng tên lửa trên mặt đất”), tên lửa sử dụng công nghệ tàng hình (stealth) đối với tất cả các radar hiện đại.

 

Sau khi tên lửa thoát ra khỏi ống phóng dạng container, động cơ phản lực tăng tốc nhiên liệu rắn, lắp đặt trong khoang đốt của động cơ hành trình theo nguyên tắc “búp bê Matryoshka” được khởi động. Trong khoảng mấy giây, động cơ phản lực sẽ đẩy tên lửa Yakhont đạt tốc độ 2 M. Sau đó động cơ phản lực nhiên liệu rắn sẽ dừng hoạt động và bị thổi bay ra ngoài bằng dòng khí của động cơ hành trình. 

Đài radar của hệ thống tự dẫn có thể phát hiện theo dõi và bám mục tiêu lớp tàu tuần dương từ khoảng cách 75 km. Các mục tiêu thông thường trên khoảng cách 50 km. Tầm gần nhất phát hiện mục tiêu là 1 km. Sau khi phát hiện mục tiêu lần thứ nhất, tên lửa sẽ tắt đài radar dẫn đường và hạ độ cao xuống tầm thấp giới hạn so với mặt nước biển từ 5 -10 m. Bằng phương pháp đó trong giai đoạn giữa quỹ đạo đường bay, tên lửa nằm ở giới hạn thấp nhất của vùng không gian hiệu lực của hệ thống phòng không.

Giai đoạn cuối, sau khi đã thoát khỏi vùng radar phòng không của đối phương trên mặt phẳng ngang, đầu tự dẫn lại tiếp tục bật radar tìm kiếm và đeo bám mục tiêu, dẫn đường bay cho tên lửa. Trong đoạn đường bay cuối cùng với tốc độ siêu âm của tên lửa Yakhont, sẽ gây trở ngại rất lớn cho các phương tiện phòng không trên đoạn đường bay quá ngắn, đồng thời cũng không thế gây nhiễu được đầu tự dẫn của tên lửa ở giai đoạn này. Nhờ thời gian hành trình của tên lửa tương đối ngắn và tầm hoạt động của đầu tự dẫn tên lửa dài và rộng, do đó không cần có yêu cầu quá cao về độ chính xác của thông tin dẫn đạn.

 
Sơ đồ tác chiến của loạt tên lửa Yakhont khi tấn công các cụm tàu công kích.

Chỉ trong trường hợp phóng loạt tên lửa mới thể hiện rõ tính tối ưu của của tổ hợp tên lửa Yakhont. Trong trường hợp công kích theo loạt, các tên lửa hoạt động tương tự như cùng được điều khiển bởi một hệ thống tự động, tên lửa tự xác định và phân cấp độ ưu tiên của mục tiêu, lựa chọn chiến thuật tấn công và kế hoạch thực hiện chiến thuật (được thể hiện thông qua tầm cao hành trình, quỹ đạo hành trình và góc tấn công). Trong hệ thống điều hành tác chiến của tên lửa không chỉ lắp đặt hệ thống chống nhiễu khí tài tự dẫn của tên lửa, mà còn các kỹ thuật bay tránh hỏa lực phòng không.

“Đàn” tên lửa sẽ ưu tiên tiêu diệt mục tiêu quan trọng nhất, các mục tiêu ưu tiên như tàu sân bay, tuần dương hạm có lượng giãn nước lớn sẽ bị công kích bởi 2 – 3 tên lửa, các tên lửa còn lại sẽ tiêu diệt các mục tiêu trong đội hình của đối phương, loại trừ trường hợp 2 tên lửa tấn công cùng một mục tiêu.

 
Bộ phận đầu tự dẫn của tên lửa Yakhont.
 

Tên lửa chống tàu lớp Yakhont được sử dụng cho tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động nổi tiếng K-300P "Bastion". Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P "Bastion" với tên lửa đa phương tiện mang Yakhon được sử dụng để tiêu diệt các chiến hạm mặt nước tất cả các chủng loại trong biên chế của lực lượng đổ bộ đường biển, các đoàn congvoa quân sự, các cụm chiến hạm công kích chủ lực, các cụm không quân hải quân công kích chủ lực, các chiến hạm đơn lẻ, đồng thời cũng được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất có các trạm phát sóng radio, radar hoặc các mục tiêu được lập trình dữ liệu. Tên lửa có thể hoạt động được trong mọi điều kiện tác chiến bao gồm cả tác động nhiễu của các vụ nổ và bức xạ nhiệt cũng như điều kiện nhiễu xạ nặng của các phương tiện tác chiến điện tử. Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P "Bastion" có thể bảo vệ một khu vực bờ biển có chiều dài đến 600 km chống lại lực lượng đổ bộ đường biển, quản lý lãnh hải của biên giới biển quốc gia trong một hệ thống cảnh giới đồng bộ của K-300P "Bastion".

 
Cơ cấu biên chế tổ chức phòng thủ bờ biển của tổ hợp “Bastion”.

Tổ chức biên chế tổ hợp tên lửa bao gồm:

- Tên lửa Yakhont trong ống phóng container;

- Xe phóng tên lửa tự hành K-340P (STC) trên khung xe MZKT-7930 (kíp xe 3 người);

- Xe điều hành tác chiến (MCU) K-380R trên khung sườn xe KAMAZ-43.101 (kíp xe 5 người);

- Xe thiết bị thu thập và xử lý thông tin, cung cấp thông tin cho các xe phóng tên lửa của tổ hợp, kết nối với sở chỉ huy tác chiến;

- Hệ thống tự động hóa điều hành tác chiến các xe phóng đạn của tổ hợp tên lửa “Bastion”;

- Tổ hợp trang thiết bị, khí tài kỹ thuật bảo dướng, kiểm tra kiểm soát.

- Các khí tài phụ trợ: Xe vận tải và nạp đạn K-342R (TRV); Xe phục vụ trực chiến (MOBD); Bộ thiết bị huấn luyện mô phỏng; máy bay trực thăng chiến đấu chỉ thị mục tiêu.

 

 
Tổ hợp tên lửa cơ động phòng thủ bờ biển Bastion.

 

 
Sơ đồ hệ thống tên lửa chống tàu Yakhont phiên bản không quân hải quân.

Phiên bản tên lửa chống tàu dành cho không quân hải quân là phiên bản tên lửa nâng cấp, do không có nhu cầu phóng đạn lên độ cao hành trình, do đó tên lửa sẽ được rút ngắn chiều dài xuống còn 6100 m và hoàn toàn mang đầy đủ tính chất của loại vũ khí “không đối hải” nhưng vẫn giữ được những tính năng kỹ chiến thuật cần thiết đặc trưng của Yakhont, tầm bắn của tên lửa đạt 300 km, tốc độ hành trình tên lửa là 2,0 - 2,6 M, tầm bay cao nhất là 15 km, tên lửa có khối lượng cất cánh nhỏ hơn (2500 kg). Trần bay của máy bay chiến đấu mang tên lửa Yakhont đạt 9000 m, giãn cách mỗi lần phóng tên lửa là 2 – 5 giây, thời gian chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu là 4 phút, thời gian lưu trữ phục vụ sẵn sàng chiến đấu là 10 năm.

 
Các máy bay SU-27/30 của Việt Nam đều có thể mang tên lửa Yakhon.

 

Tiền Phong

Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm