Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vị cứu tinh của hàng nghìn người mê sách cũ ở TP.HCM

Nằm lọt thỏm trong con hẻm nhỏ trên đường Lý Chính Thắng (quận 3, TP.HCM), căn nhà vừa là chỗ ở, đồng thời cũng là tiệm đóng sách cũ của ông Võ Văn Rạng (60 tuổi).

Cuu tinh cua sach anh 1

Ông Rạng được khách hàng của mình gọi vui là “bác sĩ sách”. Đều đặn suốt 40 năm nay, cứ 8h mỗi ngày, ông mở cửa tiệm, ngồi vào chiếc bàn gỗ quen thuộc. Đôi tay ông thoăn thoắt tháo từng trang sách, bắt đầu công việc phục chế sách cũ của mình.

Cuu tinh cua sach anh 2

Ông Rạng chia sẻ trước đây, ông yêu thích nghề giáo viên. Khi tốt nghiệp cấp ba, ông chọn thi vào trường sư phạm nhưng không đỗ. Thời gian sau, ông qua nhà người bạn chơi, thấy bạn làm nghề sửa sách cũ cũng hay, ông chợt nghĩ nghề này cũng gần giống như thầy giáo cầm sách dạy học sinh. Từ đó, ông quyết định chọn theo nghề sửa sách cũ đến bây giờ.

Cuu tinh cua sach anh 3

Đồ nghề của ông Rạng chỉ đơn giản gồm có hồ, kim chỉ và một chiếc máy cắt giấy, được chủ xưởng in bán lại hơn 20 năm trước.

Cuu tinh cua sach anh 4

Với những cuốn sách cũ do khách đem tới, tùy mức độ hư hỏng, ông có những cách phục chế khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết sách cũ đến tay ông đều đã ở tình trạng rất tệ, cần phải được phục chế gần như hoàn toàn.

Cuu tinh cua sach anh 5

"Sách cũ theo thời gian, bị rách, đứt chỉ, người ta mới đưa mình. Mình phải tháo ra từng trang, sau đó sắp xếp ngay ngắn, cái nào rách thì dán, bìa nào hư thì bồi bìa vô giữ bìa cũ lại. Tiếp đến là may sách, hoàn thành xong thì làm bìa cứng. Có khách thì họ kêu sách cũ bìa còn tốt, chỉ may lại giữ bìa cũ thì làm vậy hay hơn, giữ được kỷ niệm cho người ta nhiều hơn", ông Rạng kể.

Cuu tinh cua sach anh 6

Theo ông Rạng, nghề sửa sách cũ rất thịnh hành những năm 1980-1990. Khi đó, nhiều người mê, quý sách, cứ hỏng là đi sửa. Nhưng ngay thời nhiều khách nhất cũng không giúp ông trở nên giàu có. Bởi lẽ, tất cả công đoạn đều được ông làm thủ công nên có muốn cũng không thể làm nhiều hơn được.

Cuu tinh cua sach anh 7

Ông Rạng cẩn thận may từng đường chỉ để giữ chặt các trang sách lại trước khi làm bìa cứng.

Cuu tinh cua sach anh 8

Công việc phục chế sách còn giúp ông biết thêm nhiều thứ. Với những cuốn sách hay, ông vừa làm vừa tranh thủ đọc để có thêm kiến thức cho mình.

Cuu tinh cua sach anh 9

Từ ngày có Internet, thói quen đọc sách giảm hẳn, khách của ông cũng vắng hơn. Những người tìm đến ông sửa sách chủ yếu là người lớn tuổi, kinh doanh sách cũ hoặc sưu tập sách.

Cuu tinh cua sach anh 10

Trung bình một ngày, ông Rạng phục chế 3-5 cuốn, tiền công từ 20.000-100.000 đồng mỗi cuốn, tùy mức độ hư hỏng.

Cuu tinh cua sach anh 11

Mỗi ngày, từng lượt người tìm đến ông để sửa sách. Có những cuốn sách mà giá bán còn rẻ hơn cả giá sửa nên nhiều khi ông nhận làm giúp chứ không nỡ lấy tiền.

Cuu tinh cua sach anh 12

Chăm chút cho từng cuốn sách cũ trở nên tươi mới, đều đặn như thế, từ sáng sớm đến khoảng 16h, ông nghỉ làm. “Nghề đóng sách, mình thích hồi đó giờ, mình làm đến khi nào lớn tuổi không làm được nữa thì nghỉ, giờ còn sức thì còn làm, ở không thì cũng chán, mỗi ngày làm lại có thêm sách đọc thấy hay hơn nhiều”, ông Rạng nhấn mạnh.

Cuu tinh cua sach anh 13

Tay ông cầm một bên là hai cuốn sách đã sửa xong và một bên là hai cuốn sách khách vừa mang tới, ông để ngày mai tiếp tục làm.

Bốn cuốn sách cũ bán đấu giá gần 100 triệu đồng

Một ấn bản Thú chơi sách bán 35 triệu đồng, bộ ba cuốn thơ của Vũ Hoàng Chương có minh họa của Đinh Hùng bán 50 triệu đồng... cho thấy ngày càng nhiều người nâng niu sách cũ.

Điểm tên những hiệu sách cũ... thách thức thời gian ở Sài Gòn

Mặc các hiệu sách mới dần chiếm ưu thế, các cửa hiệu sách cũ vẫn khiêm tốn tồn tại mặc thời gian phủ bụi trên những trang giấy đã ố màu. Vì sách cũ, có một vị trí riêng.

https://plo.vn/video-photo-hi-hoa/anh/vi-cuu-tinh-cua-hang-ngan-nguoi-me-sach-cu-o-sai-gon-926892.html

Hoàng Giang / Pháp luật TPHCM

Bạn có thể quan tâm