Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vệ tinh tỷ USD của NASA gửi ảnh chụp Trái Đất sống động

Qua những bức ảnh có độ phân giải cao do vệ tinh thời tiết đời mới nhất của NASA gửi về, hành tinh xanh của chúng ta hiện lên sắc nét và sống động tới từng chi tiết.

anh ve tinh cua Trai Dat anh 1
Mặt trăng treo trên Trái đất trong bức hình này được GOES-16 chụp lại vào ngày 15/1. Được phóng lên vào tháng 11 năm ngoái, GOES-16 là vệ tinh thời tiết tiên tiến nhất hiện nay do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát triển.
anh ve tinh cua Trai Dat anh 2
Ảnh chụp Tây bán cầu với độ sắc nét cao của GOES-16 vào ngày 15/1. GOES-16 cũng là vệ tinh mới nhất trong loạt thiết bị thăm dò giám sát Trái Đất của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA).

anh ve tinh cua Trai Dat anh 3
GOES-16 đã chọn được vị trí tốt để ghi lại cơn bão lớn quét qua Bắc Mỹ và gây ra thời tiết băng giá nguy hiểm trên khắp nước Mỹ vào đầu năm nay. Các nhà khoa học có thể sử dụng hình ảnh và các thông tin khác thu thập từ vệ tinh để tăng cường giám sát thời tiết, dự báo, cảnh báo và theo dõi tốt hơn các cơn bão địa phương, hỏa hoạn, bão bụi, núi lửa phun trào,...
anh ve tinh cua Trai Dat anh 4
Các lớp cát sa mạc Sahara, ở bên phải của bức hình này, gây ra luồng khí khô thổi từ bờ biển châu Phi ảnh hưởng tới sự hình thành và cường độ của các cơn bão nhiệt đới.
anh ve tinh cua Trai Dat anh 5
Bức ảnh chụp lại vùng nước nông của Caribbe với màu xanh dương như đá quý. GOES-16 có khả năng cung cấp hình ảnh đầy đủ của bán cầu trong mỗi 15 phút, hình ảnh lục địa Mỹ mỗi 5 phút.

anh ve tinh cua Trai Dat anh 6
Lãnh thổ Argentina bị bao phủ bởi các cơn bão ở phía đông bắc và những đám mây hình thành bởi các ngọn núi ở phía tây nam vùng Tây bán cầu.
anh ve tinh cua Trai Dat anh 7
Ảnh chụp những đám mây dọc bờ biển phía tây của Mỹ và bán đảo Baja của Mexico. GOES-16 ghi lại các chuyển động về thời tiết trên bề mặt Trái Đất từ khoảng cách gần 36.000 km ngoài vũ trụ.
anh ve tinh cua Trai Dat anh 8
Ảnh chụp ngày 15/1 cho thấy một cơn bão dữ dội lan khắp vùng Trung Mỹ và cuối cùng di chuyển về phía đông bắc mang theo luồng khí lạnh và ẩm ướt. GOES-16 có thể nhắm tới mục tiêu là các khu vực thời tiết khắc nghiệt, bão, cháy rừng, núi lửa phun trào và các hiện tượng môi trường lớn khác trong vòng 30 giây.
anh ve tinh cua Trai Dat anh 9
Những đám mây mỏng trên vùng đất Trung Mỹ cho phép GOES-16 nhìn thấy khói từ một đám cháy thổi tới bờ biển phía nam Mexico.
anh ve tinh cua Trai Dat anh 10
Đây là 2 hình ảnh do GOES-16 và GOES-13 chụp vào cùng một thời điểm trong ngày 15/1.  Với độ bao phủ gấp 5 lần, độ phân giải gấp 4 lần và các dải quang phổ gấp 3 lần các vệ tinh địa tĩnh trước đó, GOES-16 có thể cung cấp hình ảnh sắc nét và màu sắc trung thực hơn so với các GOES tiền nhiệm.
Trái Đất sẽ bị Mặt Trời thiêu rụi trong tương lai? Theo các nhà khoa học Bỉ, mọi sự sống trên Trái Đất sẽ chấm dứt sau 5 tỷ năm nữa khi Mặt Trời giãn nở thành một quả cầu lửa khổng lồ nuốt chửng Sao Thủy và Sao Kim.

Năm 2016 nóng gần bằng nhiệt độ 115.000 năm trước

Năm 2016 tiếp tục lập kỷ lục là năm nóng nhất và các nhà khoa học quy trách nhiệm việc này cho những hoạt động của con người.

Thiên hà bùng nổ và rực sáng qua kính viễn vọng Hubble

Từ khi được phóng lên quỹ đạo vào năm 1990, kính viễn vọng Hubble đã chụp được vô số những bức ảnh tuyệt đẹp về các thiên hà cách Trái Đất hàng triệu năm ánh sáng.

Tuyết Mai Ảnh: NASA

Bạn có thể quan tâm