Vệ tinh bốc cháy khi đi vào bầu khí quyển. Ảnh: Paul Fleet/Adobe. |
Theo BGR, các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam California vừa công bố một nghiên cứu hôm 11/6. Trong đó, chuyên gia chỉ ra rằng khi các vệ tinh Starlink hết giá trị, chúng sẽ bị đốt cháy khi xâm nhập vào bầu khí quyển. Các thiết bị này cũng gây ra thiệt hại cho tầng ozone và đang “phá hủy lớp bảo vệ” của Trái Đất sau mỗi lần trở về.
Tất nhiên, việc tầng ozone bị tổn hại là một vấn đề lớn và không chỉ có nguyên nhân từ vệ tinh của Starlink. Tuy vậy, yếu tố gây hại lớn ở đây là các hạt oxit nhôm nhỏ mà vệ tinh Starlink để lại khi chúng bốc cháy.
Theo các nhà nghiên cứu, số lượng oxit nhôm trong khí quyển đã tăng gấp 8 lần từ năm 2016-2022. Hiện tại, Starlink có hơn 3.000 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo. Khi một số vệ tinh kết thúc hoạt động, chúng rơi khỏi quỹ đạo và bốc cháy trong bầu khí quyển.
Theo trang thông tin Space.com, SpaceX có kế hoạch phóng thêm 42.000 vệ tinh Starlink trong thời gian tới. Các tác giả của nghiên cứu cho biết, nhiều công ty khác cũng có kế hoạch tung ra thêm hàng nghìn vệ tinh của riêng họ. Điều này rõ ràng sẽ tiếp tục làm suy yếu tầng ozone do oxit nhôm sản sinh từ quá trình đốt cháy.
Mặc dù các vệ tinh của Starlink đang cố gắng thực hiện sứ mệnh của mình khi đem Internet đến nhiều vùng hẻo lánh, việc chúng gây ra thiệt hại cho tầng ozone là một vấn đề rất đáng lo ngại. Tầng ozone là lớp giúp kiểm soát nhiệt độ Trái Đất và khi nó yếu đi, nhiều bức xạ Mặt Trời có thể đi qua và gây hại cho sức khỏe của con người.
Song song với đó, có rất nhiều vấn đề đằng sau việc tầng ozone bị suy yếu, bao gồm cả khí nhà kính do hoạt động thường ngày của con người. Nếu SpaceX và những công ty khác tiếp tục kế hoạch gây “nhiễm độc” tầng ozone, chúng ta có thể phải gánh chịu nhiều thiệt hại trong tương lai.
Elon Musk, Jeff Bezos và công cuộc chinh phục vũ trụ
Elon Musk và Jeff Bezos là hai tỷ phú với hai phong cách khác biệt. Họ chính là những người đi đầu trong việc làm sống lại chương trình không gian Mỹ.