Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Về nhất hú vía, đoàn Mỹ hồi hộp nhìn tương lai

Olympic Paris 2024 khép lại với vị trí nhất toàn đoàn thuộc về đoàn thể thao Mỹ. Tuy nhiên, cách họ về nhất lại hồi hộp, nghẹt thở giống như một bộ phim hành động kiểu Hollywood. Nhưng tập sau sẽ ra sao?

Trong những ngày cuối, đoàn thể thao Trung Quốc liên tục dẫn trước trên bảng huy chương. Dù người Mỹ tự trấn an rằng mỏ điền kinh sẽ giúp họ đào ra những tấm HCV để trở lại vị trí dẫn đầu, điều đó thực sự khó khăn.

Cuối cùng, nhờ trận thắng nghẹt thở trong trận chung kết bóng rổ nữ với chủ nhà Pháp, đoàn Mỹ mới có tấm huy chương vàng thứ 40 để nhất toàn đoàn nhờ hơn Trung Quốc số huy chương bạc.

Mỹ đang bị Trung Quốc phả hơi nóng

Nhìn lại Olympic 2020, Mỹ chỉ hơn Trung Quốc 1 tấm HCV để thống trị bảng tổng sắp huy chương. Tuy nhiên, giải ở Nhật diễn ra trong điều kiện Covid-19 nên các đoàn thể thao không hội tụ sức mạnh và điểm rơi phong độ.

Còn tại Paris 2024, một kỳ thể thao bình thường bóc trần thực tế là đoàn thể thao Mỹ bị Trung Quốc thu hẹp khoảng cách rất nhanh. Từ sau Olympic 2008, đây là lần đoàn thể thao Mỹ chịu cảm giác ngộp thở lớn nhất từ đối thủ Trung Quốc. Với tốc độ tịnh tiến như vậy, Mỹ sớm muộn cũng sẽ bị Trung Quốc san bằng và vượt qua.

doan My anh 1

Bóng rổ nữ giúp Mỹ vị trí nhất toàn đoàn.

Câu hỏi đặt ra là khi nào thì điều đó xảy ra?

Olympic 2028 có lẽ là chưa vì giải sẽ diễn ra tại Los Angeles với Mỹ là chủ nhà. Tuy nhiên, tại Olympic 2032 tổ chức tại Brisbane (Australia), thời điểm Trung Quốc được dự báo có thể vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, thể thao Trung Quốc cũng có nhiều khả năng lật đổ thể thao Mỹ tại Olympic.

Điều này có thể thấy trước và đặt cho người Mỹ vấn đề cần giải quyết: Làm sao để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của nền thể thao để thống trị Thế vận hội? Nếu nhìn sâu vào thành tích của đoàn thể thao Mỹ để mổ xẻ, các nhà hoạch định chính sách nhìn ra vấn đề nhưng họ khá bối rối vì những chuyện vĩ mô hơn.

Thành công của thể thao Mỹ đến từ nền thể thao học đường, đó là nền tảng vững chắc và đáng tự hào. Chính các trường đại học là nơi phát hiện, ươm mầm cho các tài năng thể thao, không chỉ trong các môn điền kinh và bơi lội mà cả những môn mà họ mới khẳng định vị thế như thể dục dụng cụ, vật...

Sebastian Coe, nhà vô địch Olympic hai lần và hiện lãnh đạo Tổ chức điền kinh thế giới, khẳng định Mỹ có hệ thống đào tạo và huấn luyện tại các trường đại học cực đỉnh. Các trường của Mỹ không chỉ có sân bãi chuẩn nhất thế giới, mà còn sở hữu đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp nhất.

Chỉ có điều, càng hiện đại thì lại phát sinh nhiều chi phí vận hành, tốn ngân sách mà các trường của Mỹ không muốn gánh chịu nữa. Điều tương tự với bơi lội cũng như một số môn khác và chính những nơi như vậy đã tạo ra huyền thoại Michael Phelps và nhiều thành viên trong đội bơi Mỹ.

Níu kéo con ngỗng để trứng vàng

Các nhà hoạch định thể thao Mỹ cũng ý thức được việc hệ thống thể thao đại học là con ngỗng vàng của họ. Họ tìm mọi cách níu kéo để hệ thống này không bị các trường đại học "đóng cửa" vì tốn kém.

Với các trường, họ coi việc đầu tư đào tạo VĐV chạy bộ, vật và thể dục dụng cụ là gánh nặng tài chính chứ không hề tự hào vì sở hữu một nhà vô địch Olympic. Các VĐV này sau khi giành vinh quang có thể kiếm hợp đồng về cho bản thân còn các trường sau phút ăn mừng với pháo hoa và sâm banh thì chẳng có gì hết ngoài những hóa đơn ngập đầu.

doan My anh 2

Người Mỹ trĩu nặng lo âu khi cầm cờ đăng cai Olympic 2028.

Rocky Harris, một lãnh đạo trong Ủy ban Olympic và Paralympic Mỹ (USOPC) và từng quản lý thể thao tại Đại học bang Arizona, thừa nhận: "Những gì chúng ta thấy trong vài năm qua là ban giám hiệu các trường đại học và cả giám đốc điều hành của họ đều không muốn cắt giảm mạnh các môn thể thao Olympic, nhưng điều đó có thể xảy ra trong thời gian tới. Chúng ta phải tư vấn và giúp họ điều chỉnh khi mọi thứ xung quanh đang thay đổi nhưng việc điều chỉnh này phải không ảnh hưởng xấu đến chúng ta".

Điều này nói thì dễ nhưng thực hiện rất khó khi hóa đơn trả tiền điện, nhân công, thuê HLV đến hàng tháng... trở thành áp lực trong mỗi báo cáo tài chính của các trường. Ban lãnh đạo các trường cũng chịu áp lực từ cổ đông.

Sarah Hirshland, Giám đốc Điều hành của USOPC, cho biết họ vận động các nhà làm luật có thể thúc đẩy đạo luật nào đó giúp cho VĐV tại các trường đại học, chẳng hạn như trả lương hay bảo hiểm. Nhưng từ vận động đến khi được thông qua và đi đến thực tế là quãng đường dài.

Tại Trung Quốc, nhà nước hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển các VĐV tiềm năng. Song, ở Mỹ thì điều này trước giờ do các trường xoay sở.

Đến một lúc nào đó, khi các trường cảm thấy mệt mỏi và buông gánh nặng từ cử tạ, điền kinh, bơi hay những môn Olympic kén khán giả để tập trung vào những môn dễ kiếm khán giả, tiền bạc và danh tiếng như bóng rổ, bóng bầu dục hay bóng chày, điều tồi tệ nhất cho thể thao Mỹ sẽ xảy ra.

doan My anh 3

BXH huy chương của các quốc gia trong top đầu tại Olympic Paris 2024.

Cuốn sách “Abramovich: The Billionaire from Nowhere” mô tả cách thức tỷ phú người Nga Roman Abramovich đặt chân vào Premier League, mở ra làn sóng mua các CLB bóng đá Anh của các tỷ phú nước ngoài.

Khoảnh khắc nghẹt thở giúp Mỹ soán ngôi đầu của Trung Quốc tại Olympic

Đêm 11/8, tuyển bóng rổ nữ Mỹ giúp đoàn thể thao đất nước cờ hoa giành lại ngôi nhất toàn đoàn tại Olympic 2024 vào phút chót.

Anh Tú

Bạn có thể quan tâm