Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Về Bảo Ninh cất vó cùng cháu nội mẹ Suốt

Ở tuổi 67, cả ngày ngồi trên chiếc chòi kéo vó dựng bên sông Nhật Lệ (Quảng Bình), ông Trần Văn Phượng bảo: "Sống như vầy tuy không thể giàu có nhưng an nhàn, thoải mái lắm".

Ông Phượng là cháu nội của mẹ Suốt. Ông kể ...
Ông Phượng kể, mẹ Suốt là bà hai của ông nội mình, còn ba ông là con bà đầu. Do sống cùng làng Bảo Ninh và chỉ cách nhà mệ vài bước chân nên hàng ngày ông thường sang nhà chơi, thắp hương cho bà nội.  
Trước kia ông đi TNXP, sau đó về quê làm thợ mộc. 8 năm trước ông dựng cái vó này trên sông Nhật Lệ kiếm sống. Ông tâm sự: Kéo vó tuy không kiếm được nhiều tiền nhưng sống an nhàn và vui.
Thời chống Mỹ cứu nước, ông đi thanh niên xung phong phục vụ ở chiến trường Quảng Trị khói lửa. Sau ngày thống nhất đất nước, ông về quê làm thợ mộc. 8 năm trước ông dựng cái vó này trên sông Nhật Lệ kiếm sống. "Kéo vó tuy là nghề hạ bạc nhưng vui vẻ, phóng khoáng. Cá, tôm lúc có lúc không nhưng gió, mây thì lúc nào cũng sẵn", ông tâm sự.
Hàng ngày ông trực trên chiếc chòi nhỏ kéo vó cá. Bạn vó lúc rảnh rỗi ghé chơi tâm sự chuyện cuộc sống, chuyện hàng xóm, chuyện con nước cá tôm...
Ông Phượng cho biết, có nhiều người muốn sống như ông mà không được. Bạn kéo vó của ông có nhiều người là cán bộ, công chức về hưu thậm chí còn có cả đại tá giảng viên một trường quân đội vừa về hưu vài năm. 
Nghề kéo vó khá đơn giản,
Để hành nghề, ông đầu tư hơn 40 triệu mua sắm lưới, cây, mô tơ, dựng chòi... Với ông, đó là cả một gia tài.
Cá không nhiều nhưng lúc có thể trúng vài tạ cá. Mùa lũ là lúc cá nhiều và ngon bán được giá.
Cá, tôm phụ thuộc vào con nước nên có những ngày ông không kiếm nổi 1 kg cá để gia đình ăn nhưng cũng có khi chỉ một mẻ vó có cả tạ cá.
Mỗi mẻ cá lúc bình thường chỉ cho vài lạng cá. Cá nhỏ chủ yếu là cá mòi, cá kinhf...Mỗi ngày ông kiếm được  cỡ trăm ngàn nhưng cũng có ngày tay trắng
Mỗi ngày trung bình ông kiếm được 150.000 đồng. Ông trào phúng: "Nghề này kiếm tiền dễ lắm, chỉ cần bơi ra bỏ cá vào giỏ là có tiền".
Những mẻ cá ngon được bán giá khá cao giúp ông nuối sống gai dình gồm 2 vợ chồng già.
Sông nước Nhật Lệ có nhiều loại cá ngon như cá kình, cá vược, cá đối, cá cơm, cua... Giá cá tôm đánh bắt tại vùng cửa sông cao hơn cá biển từ 20 - 30%.
Cả bộ vó có giá 40 triệu. Công việc giờ do máy móc đảm nhiệm nên cũng nhàn.
Bảo nghề kéo vó giờ nhàn cũng đúng bởi công đoạn nặng nhọc nhất là kéo đã được hỗ trợ bằng động cơ.
Ban đêm ở trên sông rất mát, ông thường ngủ trên chòi để canh vó. Ông đùa:
Ban đêm ở trên sông rất mát, ông thường ngủ trên chòi để canh vó. Ông đùa: "Khách sạn ni mới là ngàn sao đó".
Nặng nhọc nhất là thay lưới vó. Vó bẩn cá sợ không dám vào nên 1,2 tháng lại phải thay lưới.
Nặng nhọc nhất là thay lưới. Lưới bẩn làm cho cá sợ không dám vào nên 1 đến 2 tháng ông phải thay và giặt lưới.
Những lúc thay lưới, con trai út của ông là Trần Xuân Nguyên ra phụ cha.
Công việc này mình ông Phượng kham không nổi nên cậu con út Trần Xuân Nguyên phải ra phụ giúp.
Mỗi lần thay lưới mới phải mất hàng giờ đồng hồ và đòi hỏi tốn nhiều sức lực
Mỗi lần thay lưới mới phải mất hàng giờ đồng hồ và tốn nhiều sức lực.
Tuy nhiên, ông Phượng lại có nhiều kinh nghiệm căn chỉnh vó sao cho
Mùa lũ là lúc cá theo nước từ thượng nguồn về nhiều. Sắp đến mùa mưa nên thay lưới cũng là chuẩn bị đón cá về.
Người cất vó sống bên sông nước hào sảng. Cuộc sống dẫu không giầu có nhưng an nhàn. Dòng sông là nơi giúp họ kiếm sống cũng như giúp họ gột rửa tâm hồn. Ông Phương cho biết ông hài lòng với cuộc sông hện tai.
Cuộc sống bên sông Nhật Lệ có một vẻ đẹp khó tả bằng lời. Vẻ đẹp đó chính là sự bình dị, chân thật, mộc mạc như những con người ở đấy. Ông Phương bảo: "Tui chẳng có gì phải than thở, cuộc sống cần phải biết vui với những thứ mình có".
Đồ nghề đơn giản của ông Phượng để hành nghề kéo vó.
Đồ nghề của một người kéo vó đơn giản như chính suy nghĩ của họ. Ông Phượng có một chiếc nón gò bằng nhôm và ông giữ nó như đồ gia bảo.
Mỗi chiều, bạn kéo vó ngồi lai rai với nhau
"Ông Thạnh vừa trúng một vó tới 6-7 tạ cá mòi", ông Phượng khoe trong khi ngồi lai rai lúc chiều xuống. Ông hào hứng nói về mẻ cá mà đồng nghiệp bắt được như thể là chính của mình. Cả ngày nay ông gác lưới lên phơi.

Lê Anh Tuấn

Bạn có thể quan tâm