Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vật nhỏ bé làm thay đổi cuộc sống người thiểu số vùng biên

Người dân ở các huyện vùng cao Lào Cai vẫn nghèo suốt 4 mùa, nhưng nhất định, cứ từ tháng 11 đến tháng 2 hàng năm, họ phải sắm cho mình một chiếc điện thoại.

Các chiến sĩ người Mông ở đồn biên phòng Y Tý đều còn rất trẻ, họ nhập ngũ khi mới 18-19 tuổi nhưng nhiều người khẳng định họ đã sử dụng điện thoại từ năm 13 tuổi. Dọc đường biên giới ở Lào Cai, cứ 8km lại có một trạm thu phát sóng, nên chất lượng thông tin liên lạc ở đây khá ổn định.
Thu nhập của người dân ở các điểm cao Y Tý, A Mú Sung... chủ yếu là nhờ bán sắn, ngô, chuối cho các đầu mối thu mua bên kia biên giới. Theo Thượng tá Nguyễn Mạnh Thắng, Chính trị viên đồn biên phòng A Mú Sung, đồn đóng trong khu vực có 22 thô bản, trong đó có 8 thôn giáp biên. Tuy hiện xe máy đã có đường đến được các thôn, nhưng mới chỉ có 40% hộ gia đình có thiết bị nghe nhìn, nhưng mức độ phổ biến của điện thoại lại khá phổ biến.
Có tới 5.000 người dân ở A Mú Sung sử dụng dịch vụ di động của Viettel. Tập đoàn viễn thông quân đội đã xây dựng 30 trạm BTS chỉ trong khu vực xã nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt này.
Sự xuất hiện của sóng viễn thông đã thay đổi tích cực cuộc sống của người dân cũng như trong các công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho cuộc sống người thiểu số ở Lào Cai. Thượng tá Nguyễn Mạnh Thắng kể, trước đây, việc thông tin giữa đơn vị và chính quyền các xã khá khó khăn, nhiều khi phải mất cả ngày tin tức mới được chuyển tới đơn vị. Nhưng trong vụ cháy rừng dịp 30/4/2012, mặc dù là ngày nghỉ, nhưng nhờ có sóng di động Viettel, đồn biên phòng A Mú Sung gần như ngay lập tức đã huy động được tới 300-400 người dân tham gia chữa cháy cùng bộ đội, giảm thiểu diện tích bị cháy.
Người dân tộc ở Lào Cai sản xuất theo mùa. Tháng 4 tới tháng 6, họ không có thu nhập vì nắng nóng, gần như toàn bộ doanh thu hàng năm đến từ tháng 11 tới tháng 2. Và ở khoảng thời gian này, họ sẽ kéo nhau về các chợ phiên để ăn uống và... mua điện thoại.
Các cửa hàng sửa chữa, tải nhạc vào điện thoại ở các chợ phiên luôn tấp nập khách. Pin khỏe, nghe nhạc to là những tính năng được họ đặc biệt chú ý.
Điểm trạm BTS Suối Thầu (Sa Pa) cách khu dân cư 2km và nằm trên dốc núi cao.
Đây là một trong những điểm trạm cheo leo nhất của Lào Cai. Những người gác trạm luôn đối mặt với nguy cơ bị tấn công bở đất lở, mưa lũ và rắn rết (vốn rất nhiều ở Suối Thầu).
Xã Suối Thầu có diện tích 29,71 km², mật độ dân số đạt chỉ vài chục người/km². Cần biết rằng, để bù đắp đủ kinh phí xây dựng và duy trì một trạm BTS, lượng thuê bao một nhà mạng cần đạt lên tới 3000-4000. 
6 giờ sáng, nhiệt độ tụt xuống chỉ còn 4-5 độ, Đỗ Thu Hà và Phí Thị Thắm (cùng 26 tuổi, nhân viên Trung tâm Viettel huyện Sa Pa, Lào Cai) vẫn tay xách nách mang khoảng 30 chiếc điện thoại, hết đi xe khách lại đến đi bộ hơn 10 cây số len lỏi lên đỉnh núi  để cung cấp cho người Mông ở Suối Thầu.
Trong nhà chị Vù Thị Sé, 29 tuổi, mẹ của 5 đứa con ở thôn Mông, xã Suối Thầu (Sa Pa, Lào Cai) gần như chẳng có gì đáng giá, nhưng người phụ nữ này vẫn sở hữu một chiếc điện thoại để liên lạc với chồng con.
Hình ảnh  những đứa trẻ người Mông ở nơi heo hút này dùng điện thoại di động không còn là điều lạ lẫm.
Việc phủ sóng dịch vụ viễn thông đến các địa phương vùng biên như ở Lào Cai của Viettel phục vụ không chỉ phát triển kinh tế mà còn đáp ứng cả yêu cầu về an ninh, quốc phòng. Sóng điện thoại đến đâu là biên giới ở đó.

B.A.

Bạn có thể quan tâm