Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vào TPP, người Việt vẫn mua và ăn gà công nghiệp

Theo nguyên Bộ trưởng Thương Mại Trương Đình Tuyển, quá trình hội nhập sẽ tạo ra hai xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam, giữa một bên là hàng hiệu đắt tiền, một bên là hàng giá rẻ.

Trong hội thảo "Trung tâm mua sắm và con đường phát triển ở Việt Nam" do Hiệp hội Bán lẻ tổ chức diễn ra ở Hà Nội ngày 9/12, nhiều doanh nghiệp cung ứng sản phẩm cho các trung tâm thương mại đang có nỗi lo lắng chung về nguy cơ hàng Việt mất hút trong sân chơi hội nhập. Cơ sở dẫn đến những nỗi lo trên là các sản phẩm hàng hiệu nước ngoài hiện đã tràn ngập thị trường trước thềm các hiệp định tự do thương mại được thực thi.

Một thành viên của hiệp hội bán lẻ đặt câu hỏi hàng Việt Nam trong trung tâm thương mại rồi đây sẽ ra sao, khi nơi này được mặc định là thế giới hàng hiệu, cao cấp, đắt đỏ và phần lớn là dành cho hàng ngoại nhập.

Theo ông Trương Đình Tuyển, hàng nội địa vẫn có thị trường lớn khi Việt Nam hội nhập sâu. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo ông Phan Thành Duy, đại diện trung tâm thương mại SC Vivo City, sân chơi của ngành bán lẻ thực tế rất rộng và có cơ hội cho tất cả mọi người. "Theo cách nhìn của tôi, ở đây vẫn có những khu vực dành cho sản phẩm của Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ các thương hiệu dệt may trong nước cũng phải có những thay đổi, tạo nên bước đi gắn liên với nhu cầu, sát với định vị và phân khúc khách hàng thì chắc chắn sẽ sống được".

Phát biểu tại hội thảo, nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đưa ra một ví dụ về thịt gà công nghiệp trong bức tranh TPP. Thực tế, trong quá trình đàm phán TPP, Việt Nam gặp một vấn đề là phải mở cửa thị trường, trong đó có sản phẩm nông nghiệp.

Theo ông Tuyển, nếu như Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng sẽ không có ai ăn thịt gà công nghiệp khi Việt Nam vào TPP thì ông Tuyển lại có cái nhìn khác.

"Anh Khánh nói sẽ không có ai ăn gà công nghiệp, tôi bảo anh nhầm. Với việc chúng ta gia nhập các hiệp đinhh thương mại thì sẽ có 2 xu hướng tiêu dùng đều phát triển. Những người giàu có hoặc trung lưu thì họ sẽ ăn các sản phẩm như gà chạy bộ. Nhưng những người nghèo, trước đây không có tiền để ăn thịt gà thì sẽ ăn gà công nghiệp và sẽ ăn rất nhiều. Mà đối tượng này tại Việt Nam lại không phải là ít", ông Tuyển cho hay.

Quay trở lại với bài toán về sản phẩm dệt may nội địa trong hội nhập, ông Tuyển khẳng định xu hướng này cũng không có nhiều khác biệt. "Người giàu có sẽ mặc đồ hiệu, nhưng rất nhiều người không phải mỗi năm có thể sắm được vài ba bộ quần áo thì họ sẽ tăng mức mua sắm ở các phân khúc thời trang giá rẻ, hàng nội địa. Sản phẩm của Việt Nam thực chất vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu của họ", ông nói. 

Bán lẻ Việt Nam đã qua thời cá lớn nuốt cá bé

Theo đại diện của Nielsel, thị trường bán lẻ ngày nay đã qua thời cá lớn nuốt cá bé. Sự thành công sẽ phụ thuộc vào việc các đơn vị cải thiện sự tiện lợi và tăng kết nối số ra sao.

 


Hạ Minh

Bạn có thể quan tâm