Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

'Vàng đen' của Nga khiến phương Tây bị trói tay ở khủng hoảng Ukraine

Sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Moscow đã khiến các nước phương Tây khó giáng đòn mạnh tay vào dầu khí - lĩnh vực chiếm 1/5 tổng sản phẩm quốc nội của Nga.

nga tan cong ukraine anh 1

Hôm 27/2, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Mỹ đã đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, bao gồm việc loại chính phủ và các ngân hàng Nga ra khỏi thị trường tài chính quốc tế.

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt không nhắm trực tiếp vào dầu và khí đốt - còn được gọi là "vàng đen". Các quốc gia đang thực hiện lệnh trừng phạt hàng ngày vẫn tiếp tục nhập khẩu phần lớn năng lượng từ Nga. Điều này cho thấy những hạn chế của phương Tây trong việc nhắm vào lĩnh vực Nga dễ bị tổn thương nhất, theo Wall Street Journal.

"Vũ khí địa chính trị"

Nga là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu. Sự gián đoạn trong hoạt động bán năng lượng từ Nga sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng đối với nền kinh tế toàn cầu, từ các doanh nghiệp và người tiêu dùng châu Âu cho đến khách hàng tại nhà máy Mỹ.

Năm 2021, Nga đã bán khoảng 100 tỷ USD dầu và khí đốt cho châu Âu, theo ước tính của William Jackson, nhà kinh tế về các thị trường mới nổi tại Capital Economics. Các biện pháp trừng phạt do phương Tây đưa ra cho đến nay có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP của Nga 1-2 điểm phần trăm trong năm nay, tương đương với 20-35 tỷ USD.

Hai công ty nhiên liệu hóa thạch hàng đầu được coi là vũ khí của nước Nga. Chính phủ và các công ty do chính phủ kiểm soát sở hữu hơn 50% cổ phần trong Gazprom PJSC - nhà sản xuất và xuất khẩu khí đốt khổng lồ mà các chuyên gia cho rằng họ sử dụng nguồn cung cấp như công cụ địa chính trị. Trong khi đó, một công ty thuộc sở hữu của chính phủ nắm giữ hơn 40% cổ phần trong Rosneft Oil.

"Mối quan hệ năng lượng sâu sắc giữa châu Âu và Nga, và vị thế quan trọng của Nga trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, là hạn chế lớn đối với những người muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn”, Meghan O'Sullivan - Giám đốc dự án Địa chính trị năng lượng tại trường Kennedy của Đại học Harvard - cho biết.

nga tan cong ukraine anh 2

Châu Âu phụ thuộc nhiều vào khí đốt từ Nga. Ảnh: AP.

Tại Mỹ, nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga chiếm khoảng 3% nhu cầu dầu. Con số này đang tăng lên mức kỷ lục trong những năm gần đây, một phần là do các nhà máy lọc dầu tìm giải pháp thay thế cho dầu thô nặng của Venezuela chịu các lệnh trừng phạt từ Mỹ.

EU phụ thuộc nhiều hơn, với khoảng 40% lượng khí đốt và 1/4 lượng dầu nhập khẩu từ Nga. Phần lớn khí đốt thông qua các đường ống chạy qua Ukraine.

Cho đến nay, chiến sự tại Ukraine vẫn chưa làm gián đoạn dòng khí đốt. Cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Gazprom cho biết họ sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho các khách hàng châu Âu.

Trên thực tế, sau khi Nga tấn công Ukraine và giá thị trường khí đốt giao ngay tăng vọt, các công ty châu Âu có lợi khi khai thác tối đa lượng khí đốt họ nhập khẩu qua Ukraine từ Nga theo các hợp đồng Gazprom dài hạn. Theo điều khoản, người mua thường thanh toán theo mức khí cách đây một tháng, khi giá đang thấp hơn hiện tại trên thị trường giao ngay.

Tuy nhiên, chiến dịch quân sự làm gia tăng nguy cơ các đường ống chạy qua Ukraine bị hư hỏng, làm gián đoạn dòng chảy của khí đốt. Các nhà phân tích cho biết chính phủ châu Âu cũng lo ngại Moscow có thể khóa khí đốt để trả đũa lệnh trừng phạt của phương Tây. Giá xăng tăng 1/3 vào hôm 24/2 trước khi giảm trở lại vào 25/2. Giá hiện cao gấp 6 lần so với một năm trước.

Henning Gloystein - Giám đốc công ty tư vấn năng lượng, khí hậu và tài nguyên Eurasia - cho biết nếu khí đốt từ Nga bị gián đoạn, EU có đủ khí đốt trong kho dự trữ và các nhà cung cấp thay thế để vượt qua mùa đông trong tháng tới. Tuy nhiên, họ sẽ phải dành cả mùa xuân và mùa hè để bổ sung lượng hàng tồn kho trước mùa đông năm sau, có nghĩa là giá khí đốt vốn đã cao sẽ tiếp tục tăng cao và gây ra lạm phát cao hơn, ông nói.

Nếu khí đốt từ Nga đến châu Âu ngừng chảy hoàn toàn, "điều này gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế châu Âu và làm suy yếu tăng trưởng toàn cầu", ông Gloystein nói.

Tốn kém và phức tạp

Châu Âu không thể thay thế tất cả khí đốt mà họ mua từ Nga. Phần lớn nguồn cung cấp thay thế sẽ ở dạng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Georg Zachmann, thành viên cấp cao của tổ chức tư vấn Bruegel, nói rằng châu Âu có thể tăng gấp đôi lượng nhập khẩu LNG với chi phí khổng lồ.

Cùng với các biện pháp khác như khai thác thêm khí đốt từ các mỏ của Na Uy, ông Zachmann cho rằng châu Âu có thể thay thế một nửa lượng khí đốt mà họ nhập từ Nga. Tuy nhiên, điều này sẽ cực kỳ đắt đỏ và phức tạp.

Các biện pháp bổ sung có thể gồm phân bổ nguồn cung cấp khí đốt, bắt đầu bằng cách làm chậm năng suất hoặc đóng cửa các cơ sở sử dụng khí đốt công nghiệp, trong khi ưu tiên cho hệ thống sưởi và phát điện.

Để bù lại giá tăng cao, chính phủ có thể đưa ra khoản trợ cấp năng lượng cho người nghèo, mặc dù những khoản trợ cấp này sẽ đè nặng lên ngân sách nhà nước vốn đã gặp áp lực vì đại dịch.

Nhà phân tích Trevor Sikorski từ Energy Aspects cho biết nếu không có khí đốt của Nga, Đức và các nước có thể buộc phải khởi động lại các nhà máy điện than và dầu băng phiến.

nga tan cong ukraine anh 3

Nếu khí đốt từ Nga đến châu Âu ngừng chảy hoàn toàn, điều này gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế châu Âu và suy yếu tăng trưởng toàn cầu. Ảnh: AP.

Bộ Kinh tế Đức cho biết họ đang tìm cách loại bỏ than đá sớm nhất vào năm 2030, đồng thời không xem xét kéo dài thời gian hoạt động của 3 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của đất nước, dự kiến đóng cửa trong năm nay.

Việc kích hoạt lại các nhà máy điện hạt nhân sẽ vấp phải sự phản đối chính trị rất lớn ở Berlin, bao gồm cả đảng Xanh - đảng lấy tôn chỉ phản đối năng lượng hạt nhân là một trong những nguyên tắc thành lập.

Trong những tuần gần đây, chính phủ Italy và Áo đã họp với lãnh đạo từ các quốc gia vùng Vịnh để mở rộng cung cấp năng lượng.

Tại Bulgaria - nơi nhận khoảng 3/4 lượng khí đốt từ Nga, chính phủ cho biết họ sẽ cố gắng xúc tiến mối liên kết với mạng lưới khí đốt của Hy Lạp, đồng thời có thể buộc phải cắt giảm xuất khẩu điện nếu việc giao hàng ngừng hoạt động. Hà Lan đang thực hiện đóng cửa các cơ sở lớn sử dụng khí đốt công nghiệp.

Trong dài hạn, các nước châu Âu đã lên kế hoạch đa dạng hóa năng lượng để thoát khỏi phụ thuộc vào Nga.

Đức, quốc gia nhận hơn 50% lượng khí đốt qua đường ống từ Nga, hiện không có nhà máy LNG. Tuy nhiên, trong tháng này, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết chính phủ sẽ hỗ trợ ít nhất hai nhà máy mới, mặc dù mất rất nhiều năm để xây dựng và đối mặt với các rào cản pháp lý.

Hôm 24/2, ông Habeck nói rằng chính phủ sẽ tạo ra lượng khí đốt và than dự trữ cho mùa đông tới. Đức không có kho dự trữ khí đốt chiến lược, với tất cả trữ lượng khí đốt hiện nằm trong tay các công ty, bao gồm cả Gazprom - công ty kiểm soát một số địa điểm lưu trữ khí đốt lớn nhất châu Âu.

Dự trữ khí đốt của Đức gần đây đã giảm xuống mức thấp lịch sử khoảng 30%. EU đang soạn thảo các quy tắc để buộc các nhà khai thác phải giữ dự trữ ở mức nhất định.

Nhập thêm khí đốt từ các nhà sản xuất Bắc Phi như Algeria cũng là một lựa chọn. Về lý thuyết, fracking (thủy lực cắt phá) là cách khai thác khác, nhưng hiện vấp phải sự phản đối do lo ngại tác động tới môi trường.

Đức đã cấm cách khai thác này vào năm 2016 vì lo ngại hóa chất có thể gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước. Tuy nhiên, nếu đổi luật, nước này có thể áp dụng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên.

Giao tranh trên đường phố Kharkiv khi xe tăng Nga tiến vào Các binh sĩ Ukraine chiến đấu trên đường phố Kharkiv với lựu đạn phóng tên lửa. Một đoàn xe được cho là của Nga cũng đã bị chặn lại bởi các binh sĩ Ukraine.

Phương Tây 'lên nòng' vũ khí trừng phạt mạnh nhất với Nga

Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu nhất trí dùng tới “vũ khí” trừng phạt mạnh nhất nhằm vào Moscow mà phương Tây đã đắn đo rất nhiều trước khi quyết định sau khi Nga tấn công Ukraine.

Phương Tây loại Nga khỏi SWIFT

Mỹ, Canada và nhiều quốc gia châu Âu, bao gồm Đức, hôm 26/2 thông báo đồng ý loại bỏ những ngân hàng Nga cụ thể ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm