Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Văn học đảo quốc Singapore trở thành thế lực mới

Ngày càng có nhiều tên tuổi Singapore thành danh trên văn đàn toàn cầu. Các tác phẩm viết về Singapore cũng nhận được nhiều chú ý, theo Channel News Asia.

Năm 2020, giữa đại dịch Covid-19, Kyla Zhao, người Singapore, cảm thấy bị cô lập và nhớ nhà khủng khiếp khi đang theo học tại Đại học Stanford, Mỹ.

Để thể hiện cảm xúc với quê hương, Zhao, hiện 26 tuổi, đã tìm kiếm niềm an ủi bằng cách viết sách về Singapore.

Zhao chia sẻ: “Viết về những khung cảnh ở Singapore và ẩm thực Singapore là một cách hay để tôi nghĩ về quê hương khi tôi đang ở cách xa nửa vòng Trái Đất”.

Sự nổi lên của giới văn chương Singapore

Cuốn tiểu thuyết đầu tiên, có tên The Fraud Squad, đã được Berkley Books, một chi nhánh của Penguin Random House, chọn và cho ra mắt vào tháng 1/2023. Cuốn sách thứ hai của Zhao, Valley Verify, ra mắt một năm sau đó.

Ngoài con đường truyền thống để ra mắt sách như Zhao, cũng đang có con đường thứ hai là giành chiến thắng trong các cuộc thi với giải thưởng là hợp đồng xuất bản sách.

Max Pasakorn, 28 tuổi, đã có cuốn sách đầu tay, A Study In Our Selves, được xuất bản vào năm 2023 sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi OutWrite Chapbook năm 2022. Cuốn sách kể chi tiết về cuộc đời của Pasakorn khi sinh ra ở Thái Lan và chuyển đến Singapore khi còn nhỏ.

Không giống Zhao và Pasakorn, con đường viết lách của nhà văn kiêm dịch giả Jeremy Tiang không nhanh chóng như vậy.

Tiang đã viết văn từ khi còn đi học và bước ngoặt chỉ đến sau khi ông đoạt giải cuộc thi Golden Point Award (do Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia Singapore tổ chức) năm 2009, cho truyện ngắn Trondheim.

Trước khi đoạt giải, ông chưa hề coi trọng việc viết lách. Ông từng đi giảng dạy tại một trường cao đẳng, đồng thời viết kịch và tham gia diễn xuất. Nhưng sau khi quyết định không muốn dạy học nữa, ông tìm hiểu xem mình có thể làm gì. Lúc này, ông dần coi viết là công việc chính của mình. Kể từ đó, ông đã xuất bản một tuyển tập truyện ngắn vào năm 2015 và sau đó là một tiểu thuyết năm 2017.

Tuyển tập truyện ngắn It Never Rains On National Day của ông đã lọt vào danh sách rút gọn cho Giải thưởng Văn học Singapore năm 2016 và cuốn tiểu thuyết đầu tay State of Emergency của ông cũng giành được Giải thưởng Văn học Singapore năm 2018.

Ông cũng là người Singapore đầu tiên lọt vào danh sách dài Giải International Booker Prize năm 2023 nhờ bản dịch tác phẩm Ninth Building của Zou Jingzhi.

Ngoài ra, còn nhiều nhà văn Singapore khác cũng đang gây được tiếng vang tương tự trên trường quốc tế. Năm 2017, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Rachel Heng, Suicide Club, đã giành được hợp đồng xuất bản sách sáu con số từ các nhà xuất bản ở Mỹ và Vương quốc Anh.

Hay cuốn tiểu thuyết Erotic Stories for Punjabi Widows của Balli Kaur Jaswal đã được chuyển thể thành phim sau khi có hợp đồng với công ty sản xuất phim Anh Scott Free Productions. Jaswal gần đây cũng xuất bản cùng HarperCollins cuốn tiểu thuyết thứ tư The Unlikely Adventures of the Shergill Sisters. Vào ngày 13/8 tới, cuốn tiểu thuyết dành cho giới trẻ The Dark We Know của Lee Wen-yi cũng sẽ được xuất bản sau khi được Gillian Flynn, tác giả truyện trinh thám nổi tiếng người Mỹ lựa chọn để ra mắt.

Thành công của những nhà văn này phản ánh sự phát triển của giới văn học Singapore trong những năm gần đây và SingLit trở thành biệt danh thời thượng cho những cuốn sách do người Singapore hoặc nhà văn ở Singapore viết.

Tôn vinh giá trị văn chương bản địa

Alexander Chua, 37 tuổi, chủ hiệu sách độc lập BookBar chuyên về văn học Singapore và châu Á, cho biết: “Tôi nghĩ mối quan tâm đến văn học địa phương ngày càng tăng, chúng tôi thấy ngày càng có nhiều người sẵn sàng đọc thử một cuốn sách về quốc gia của mình”.

van chuong Singapore anh 1

Các tác phẩm bản địa ngày càng được quan tâm tại Singapore. Ảnh: CNA.

Seet Siew Ling, 34 tuổi và Charmaine He, 32 tuổi, đồng sáng lập hiệu sách trực tuyến Wormhole, cũng nhận thấy doanh số bán sách địa phương tăng lên trong năm nay.

“Sách phi hư cấu và hồi ký của những con người nơi đây được chính khách hàng của chúng tôi yêu cầu… Có những tháng chúng tôi nhận thấy sự đồng đều về doanh số giữa các đầu sách bản địa và quốc tế. Điều này thật tuyệt!” họ chia sẻ.

Về quy trình xuất bản, với quy mô tương đối nhỏ của thị trường Singapore, quy trình xuất bản tác phẩm cá nhân trong nước tương đối đơn giản hơn so với việc được một nhà xuất bản nước ngoài thực hiện.

Ông Ng Kah Gay 44 tuổi, đại diện nhà xuất bản Ethos Books, cho biết: “Chúng tôi thường xem xét thư đề nghị xuất bản để hiểu ý định của tác giả. Sau đó chúng tôi xem xét giọng văn và liệu cách hành văn và cốt truyện có tốt không”.

Tuy nhiên, quy mô xuất bản tại Singapore chưa thực sự lớn và đây có thể là một trong những lý do khiến một số nhà văn Singapore đang tìm đến các nhà xuất bản nước ngoài. Ethos Books nhận được khoảng 50 bản thảo gửi mỗi tháng nhưng chỉ xuất bản 6-8 đầu sách mỗi năm.

Dù vậy, ông Daryl Qilin Yam, đồng sáng lập tổ chức văn học Sing Lit Station, cho biết ông sẽ chọn các nhà xuất bản địa phương cho tác phẩm của mình nhiều nhất có thể.

“Tôi là người Singapore, nhân vật của tôi là người Singapore, câu chuyện của tôi về người Singapore và khán giả của tôi cũng là người Singapore. Vào thời điểm đó, tôi nhận ra một cách khá tự nhiên nhà xuất bản của tôi cũng phải là người Singapore,” Yam nói.

Yam đã xuất bản hai cuốn tiểu thuyết với Epigram Books và một cuốn tiểu thuyết ngắn với Math Paper Press. Tác phẩm mới nhất của ông là tuyển tập truyện ngắn Be Your Own Bae, sẽ ra mắt vào cuối năm nay.

Các nhà văn địa phương cũng chia sẻ rằng môi trường sáng tạo của Singapore đang tràn đầy năng lượng. Họ nhấn mạnh sự xuất hiện của các nhà văn mới và sự phong phú về mặt nội dung, từ đó tạo một môi trường văn học sôi động và năng động.

Hiệp hội Nhà xuất bản Sách Singapore cũng cho biết, việc ra mắt Giải thưởng Sách Epigram là một “bước ngoặt đầy ý nghĩa”, góp phần thúc đẩy sự gia tăng số lượng tiểu thuyết được xuất bản tại đây. Được tổ chức từ năm 2015, Hiệp hội cho biết Giải thưởng Sách hư cấu Epigram “nhằm thúc đẩy lối viết sáng tạo đương đại của Singapore và tôn vinh các văn chương xuất sắc văn học Singapore”. Người chiến thắng mang về giải thưởng tiền mặt trị giá 25.000 SGD (18.500 USD).

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học

Ông là nhà văn châu Á đầu tiên đoạt giải thưởng Nobel Văn học năm 1913.

Giới trẻ Singapore 'phơi nhiễm' với nội dung nhạy cảm trực tuyến

Theo một nghiên cứu mới về mối nguy hiểm trực tuyến đối với sức khỏe, 6/10 người trẻ đã tiếp xúc với nội dung nhạy cảm trực tuyến dù không chủ động tìm kiếm, theo Straits Times.

Nỗ lực cứu những hiệu sách ở Singapore

Theo nhiều người trong cộng đồng đọc Singapore, quốc gia này cần nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ các hiệu sách đang đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ".

Minh Hoa

Bạn có thể quan tâm