Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vận hành, bảo trì đường sắt tốc độ cao Bắc Nam cần khoảng 1 tỷ USD/năm

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng mức đầu tư khoảng 67 tỷ USD, hoàn thành vào năm 2036, chi phí vận hành và bảo trì hàng năm đều ở mức khoảng 1 tỷ USD.

Ngày 13/11, Quốc hội thảo luận tại tổ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Duong sat toc do cao anh 1

Ủy ban Kinh tế tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 20 thẩm tra chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Ảnh: Quốc hội.

Thẩm tra chủ trương đầu tư dự án gửi đến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Kinh tế cho rằng, dự án cơ bản phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cơ bản thống nhất với đề xuất, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu kết nối tuyến đường sắt tốc độ cao với mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, hệ thống giao thông khác cũng như với mạng lưới đường sắt trong khu vực và quốc tế.

Về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ các cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế, dẫn đến thiếu hiệu quả về phương án tài chính phải điều chỉnh hợp đồng dự án.

Duong sat toc do cao anh 2

Tuyến đường sắt tốc độ cao ở Lào. Ảnh: Hoàng Hà.

Ủy ban Kinh tế dẫn báo cáo của Hội đồng thẩm định Nhà nước cho rằng, doanh thu và tăng trưởng doanh thu đang dự báo cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính của dự án và khả năng ngân sách nhà nước phải bù lỗ trong tương lai cho hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến đường sắt tốc độ cao.

Tổng mức đầu tư dự án hơn 1,7 triệu tỷ đồng (khoảng 67 tỷ USD). Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án vượt quá (bằng 114%) tổng vốn đầu tư công trung hạn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, sau thời gian dự kiến hoàn thành của dự án (năm 2035), từ năm 2036 đến năm 2066, chi phí vận hành và bảo trì tuyến đường sắt này hàng năm đều ở mức trên 25.000 tỷ đồng và chưa rõ phương án chi trả.

Vì vậy, để có cơ sở Quốc hội xem xét, quyết định, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho dự án.

Theo Ủy ban Kinh tế, dự án có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược dài hạn, tác động sâu, rộng tới mọi mặt của nền kinh tế - xã hội nước ta và có quy mô rất lớn, yêu cầu về công nghệ kỹ thuật phức tạp, lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở Việt Nam.

Do đó, để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cho dự án, Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là rất cần thiết.

Chính phủ đề xuất 19 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt khác quy định pháp luật hiện hành để thực hiện dự án. Theo Ủy ban Kinh tế, về cơ bản các cơ chế, chính sách đề xuất là cần thiết, trong đó một số cơ chế, chính sách đã được Quốc hội cho phép thời gian qua.

Trong đó, Ủy ban Kinh tế cho rằng, dự án có tổng mức đầu tư rất lớn nên việc thay đổi dưới 10% tổng mức đầu tư (khoảng 171.000 tỷ đồng) là số tiền rất lớn, tác động đến cân đối ngân sách nhà nước, bội chi và nợ công trong trung hạn và hàng năm. Do đó, cần được Quốc hội xem xét, quyết định để bảo đảm cân đối tổng thể chung.

Để bảo đảm tính cấp bách của dự án, Ủy ban Kinh tế đề nghị Quốc hội xem xét ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội và báo cáo tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Số lượng đường cong trên tuyến còn nhiều

Đơn vị tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã đưa ra nhận định, số lượng đường cong trên tuyến còn rất nhiều, chiếm trên 35% chiều dài là quá lớn.

Vì sao tàu Nhổn - ga Hà Nội đang chạy bị dừng đột ngột?

Đại diện Hanoi Metro cho biết đơn vị vừa có báo cáo Sở Giao thông vận tải về sự cố gián đoạn chạy tàu trên tuyến đường sắt đô thị hôm 24/10.

Hà Nội sẽ có tàu điện chạy thẳng đến sân bay

Hà Nội vừa đưa ra kế hoạch tuyến đường sắt đô thị số hai Trần Hưng Đạo - Sóc Sơn, trong đó đoạn từ Khu đô thị Nam Thăng Long đến sân bay Nội Bài có kế hoạch hoàn thành năm 2030.

Thực trạng giao thông, văn hóa ứng xử của người tham gia, văn hóa quản lý, điều hành giao thông, các vấn đề liên quan tới quy hoạch và giải pháp xây dựng giao thông Việt Nam trong tương lai đều được PGS.TS. Phạm Ngọc Trung đề cập tới trong cuốn Văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay.

https://vietnamnet.vn/chi-phi-van-hanh-bao-tri-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-khoang-1-ty-usd-nam-2341372.html

Quang Phong/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm