Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vài năm nữa, con người sẽ tìm ra sự sống ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học khẳng định Hycean - những hành tinh đại dương có bầu khí quyển giàu hydro ngoài hệ Mặt Trời sẽ là miền đất hứa mới cho sự sống ngoài Trái Đất.

Sau khi công bố phát hiện của mình về hành tinh Hycean trên Tạp chí Vật lý Thiên văn vào ngày 25/8, các chuyên gia thiên văn học từ Đại học Cambridge chỉ ra rằng việc khám phá sự sống bên ngoài hệ Mặt Trời là điều có thể xảy ra trong vài năm tới.

"Các hành tinh Hycean mở ra một con đường hoàn toàn mới trong việc tìm kiếm sự sống của chúng ta ở những nơi khác", Nikku Madhusudhan, trưởng nhóm nghiên cứu Viện Thiên văn học Cambridge cho biết.

Su song ngoai he Mat Troi anh 1

Các chuyên gia tin rằng Hycean hoàn toàn là nơi có thể sinh sống bên cạnh Trái Đất. Ảnh: Sci News.

Hành tinh Hycean sở hữu đại dương rộng lớn và bầu khí quyển giàu Hydro. Các hành tinh này lớn hơn tới 2,6 lần so với Trái Đất và nóng hơn hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng nơi đây có các đại dương lớn, có thể hỗ trợ sự sống trong môi trường khắc nghiệt.

Vào năm 2019, nhóm của Madhusudhan đã công bố các quan sát của mình về một sao Hải Vương nhỏ, được đặt tên là K2-18b. Họ phát hiện ra rằng nó cùng với một số hành tinh tương tự khác có thể cung cấp sự sống trong một số điều kiện nhất định.

"Về cơ bản, khi chúng tôi tìm kiếm các dấu hiệu phân tử khác nhau, chúng tôi đang tập trung vào các hành tinh tương tự như Trái Đất, đó phải là một nơi hợp lý để sinh sống. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng các hành tinh Hycean lại có vẻ khả quan hơn để tìm thấy một số dấu vết sinh học tồn tại", Madhusudhan cho biết.

Một khi đã phát hiện ra các hành tinh có sự sống, bước tiếp theo các nhà khoa học sẽ tìm hiểu là xem liệu trong các khu vực đó có các đặc điểm thích hợp cho sự tồn tại hay không, chẳng hạn có các cấu trúc sinh học như oxy, metan, khí NO và tầng ozon, hoặc các dấu ấn sinh học khác cũng đại diện cho sự sống bao gồm methyl clorua và dimethyl sunfua.

"Một phát hiện sinh học sẽ thay đổi hiểu biết của chúng ta về sự sống trong vũ trụ", Tiến sĩ Madhusudhan chia sẻ. Vậy nên, ông cho rằng con người nên "cởi mở về nơi mà chúng ta mong đợi để tìm thấy sự sống và hình thức mà sự sống có thể xảy ra, vì tự nhiên luôn biết cách khiến chúng ta ngạc nhiên theo cách không thể tưởng tượng được".

Các nhà nghiên cứu tin rằng có thể phát hiện ra những dấu hiệu sinh học này bằng các bước sóng ánh sáng, khi kính thiên văn thu thập dữ liệu quang phổ của hành tinh. Vì thế, siêu kính viễn vọng James Webb trị giá gần 10 tỷ USD của NASA đang được hoàn tất và mang hy vọng sẽ đưa ra một lời giải đáp cuối cùng.

Trái Đất đang quay chậm lại, ngày dài hơn

Quá trình quay chậm lại của Trái Đất có thể ảnh hưởng đến hàm lượng oxy trong khí quyển và thời gian của một ngày.

Kỳ Duyên

Theo CBS News và CNN

Bạn có thể quan tâm