Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc muốn làm tàu vũ trụ dài nhất thế giới

Tàu vũ trụ lớn tới mức phải phóng từng phần riêng lẻ sau đó ghép lại với nhau trên không gian.

Theo SCMP, chính phủ Trung Quốc đang huy động các nhà khoa học tham gia xây dựng một tàu vũ trụ khổng lồ dài 1 km. Nó sẽ ghép lại từ nhiều phần khác nhau, được phóng riêng lẻ lên không gian.

Mô hình tàu vũ trụ khổng lồ được nêu trong tài liệu của Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc. Theo đó, cơ quan này đang tìm kiếm các thiết kế xây dựng “siêu tàu vũ trụ” với chiều dài một km và xem nó là vũ khí chiến lược trong việc sử dụng tài nguyên không gian ở tương lai, và dùng cho mục đích khám phá bí ẩn vũ trụ.

Trung Quoc che tao tau vu tru dai 1 km anh 1

Tên lửa Long March 2F thường được dùng để đưa tàu vũ trụ của Trung Quốc lên không gian. Ảnh Globaltimes.

Đây là kích thước khổng lồ đối với tàu vũ trụ. Do đó, nó không thể được lắp ráp hoàn chỉnh dưới mặt đất và phóng một lần duy nhất lên không gian. Ý tưởng thiết kế ban đầu là chế tạo ra những module rời, phóng riêng lẻ, sau đó kết nối lại khi đã bay vào quỹ đạo.

Các nhà nghiên cứu được yêu cầu tìm cách giảm thiểu trọng lượng của tàu vũ trụ để giảm số lần phóng và chi phí xây dựng. Họ cũng phải đảm bảo khả năng kiểm soát các module, hạn chế độ lệch, biến dạng và rung động trong quá trình lắp ráp.

Chương trình thiết kế siêu tàu vũ trụ của Trung Quốc kéo dài 5 năm. Cơ quan chủ trì sẽ chọn ra 5 dự án tiềm năm nhất để tiếp tục phát triển, với kinh phí cho mỗi dự án là 2,3 triệu USD.

Theo SCMP, số tiền này chỉ là khoản tài trợ ban đầu trong việc nghiên cứu mô hình. Trên thực tế, một tàu vũ trụ với kích thước như vậy sẽ cần nguồn vốn lớn hơn gấp nhiều lần.

Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào chương trình không gian trong những năm qua. Vào tháng 5, họ đã đưa tài thăm dò lên sao Hỏa. Trước đó, hồi năm 2019, nước này trở thành quốc gia đầu tiên cho hạ cánh và vận hành một tàu thám hiểm ở vùng tối của Mặt Trăng.

Kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ riêng của Trung Quốc cũng khởi động từ tháng 4 với việc phóng module Thiên Hà lên quỹ đạo. Đây là thành phần đóng vai trò lõi của trạm vũ trụ Thiên Cung bên ngoài không gian.

Dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2022, hiện thực hóa tham vọng của Trung Quốc về việc tạo ra trạm vũ trụ thứ 2 trên không gian, bên cạnh ISS. Sau khi hoàn thành, Thiên Cung có cấu trúc hình chữ T, trọng lượng khoảng 100 tấn, gồm lõi và 2 moduel thí nghiệm để các phi hành gia, nhà khoa sinh sống và làm việc.

Một ngày của phi hành gia Trung Quốc trên trạm vũ trụ Thiên Cung 3 phi hành gia Trung Quốc sẽ đóng quân trên module lõi Thiên Hà của trạm vũ trụ Tiangong trong vòng 30 ngày để hoàn thành sứ mệnh không gian của mình.

Elon Musk ấn định thời điểm đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng

SpaceX đã nhận được hợp đồng cung cấp tàu vũ trụ đưa người trở lại Mặt Trăng của NASA trị giá 2,89 tỷ USD. Cả 2 phía kỳ vọng chuyến đi sẽ diễn ra trong vòng 3 năm tới.

Nguyễn Hiếu

Theo SCMP

Bạn có thể quan tâm