Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ưu thế toàn diện của nhà nước 'cản bước' tư nhân

Ông Tomoyuki Kimura - Giám đốc quốc gia ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại VN cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu kinh nghiệm, danh tiếng và tài sản thế chấp... nên khó tiếp cận vốn ngân hàng.

Ưu thế toàn diện của nhà nước 'cản bước' tư nhân

Ông Tomoyuki Kimura - Giám đốc quốc gia ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại VN cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu kinh nghiệm, danh tiếng và tài sản thế chấp... nên khó tiếp cận vốn ngân hàng.

- Những năm gần đây, Chính phủ đã có những đầu tư, hỗ trợ nhất định cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng như có cơ chế hỗ trợ về vốn, chính sách ưu đãi về thuế... song cũng có ý kiến cho rằng chưa đúng mức. Quan điểm của ông như thế nào?

- Luật Doanh nghiệp 2005 đã khiến các doanh nghiệp (DN) phát triển mạnh mẽ và số lượng đăng ký mới tăng đáng kể. Mặc dù có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đã có nhiều tiến bộ song tiềm năng to lớn về đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) vẫn chưa được khai thác hết. Những nguyên nhân chủ yếu phải kể đến là việc tiếp cận tới vốn và đất đai, khuôn khổ chính sách và pháp lý cho DNNVV phát triển chưa hoàn chỉnh và phải kể đến là sự tiếp cận không hiệu quả về hỗ trợ pháp lý và bảo vệ DNNVV.

Ông Tomoyuki Kimura - Giám đốc quốc gia ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại VN cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa nên tập trung vào thế mạnh là công nghiệp phụ trợ và dịch vụ để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tôi thấy, năng lực quản lý DN và tài chính của các doanh nhân trong nước đã hạn chế những cơ hội chuyển đổi từ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động sang doanh nghiệp dựa trên nền tảng tri thức và vốn. Sự méo mó nghiêm trọng của thị trường cũng là những rào cản đối với sự phát triển của các DN tư nhân, bao gồm sự chiếm ưu thế toàn diện của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù đã có những chuyển biến về đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong đăng ký và hoạt động, nhưng chi phí của các DN cho các thủ tục hành chính ở Việt Nam vẫn lớn. Sự phát triển của các DNNVV vẫn tiếp tục chịu tác động bởi rất nhiều các thủ tục hành chính. Chính các thủ tục này làm tăng chi phí hành chính và cản trở việc thành lập các DN mới.

- Theo ông, đâu là những vấn đề mà DNNNV cần lưu ý?

- Mặc dù đã có những nỗ lực to lớn trong việc thực hiện một loạt các chính sách, biện pháp và các tiến bộ vừa qua từ việc hạ lãi suất của các ngân hàng thương mại, tiếp cận tài chính vẫn là vấn đề lâu dài hạn chế sự phát triển của các DNNVV. Sau những tiến bộ bước đầu, việc thực hiện hệ thống bảo lãnh các khoản vay linh hoạt và bền vững trên cơ sở thị trường vẫn chỉ ở giai đoạn khởi đầu.

Theo tôi, các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn của các ngân hàng nhìn chung vì quy mô nhỏ, vì thiếu kinh nghiệm và danh tiếng, năng lực quản lý của doanh nhân còn yếu kém, các sản phẩm thiếu tính cạnh tranh, và đặc biệt là thiếu tài sản thế chấp. Hơn nữa, thiếu các thông tin minh bạch và tin cậy về năng lực hoạt động của các DNNVV vì sử dụng cách thức báo cáo không chuẩn hóa, chế độ thanh toán và kiểm toán của DNNVV còn kém, năng lực chưa phù hợp của một số DNNVV trong xây dựng kế hoạch kinh doanh và hoàn chỉnh đề án đầu tư kèm theo để vay vốn sẽ khiến cho các ngân hàng thấy khó khăn trong quá trình xét duyệt cho vay.

- Vậy hiện nay Việt Nam cần tập trung vào phát triển DNNVV trong lĩnh vực nào và vì sao?

- Tôi cho rằng, DNNVV Việt Nam cần tận dụng những thế mạnh của quốc gia là nước nông nghiệp đang phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp. Chế biến các sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp cũng có thể làm tăng giá trị xuất khẩu thay vì xuất khẩu nguyên liệu thô. Cùng với việc hội nhập kinh tế toàn cầu, các DN Việt Nam cũng phải tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Công nghiệp phụ trợ là lĩnh vực Việt Nam cần phát triển để cung cấp sản phẩm dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài, đây cũng là cách thức để các DNNVV từng bước tham gia vào chuỗi giá trị. Lĩnh vực dịch vụ cũng là lĩnh vực cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa. 

- Một trong những yếu tố được nhiều người nhắc đến là môi trường đầu tư tại Việt Nam hiện nay. Theo ông, cần cải thiện yếu tố này như thế nào?

- Dù đã có hàng loạt những cải cách trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, định giá đất để thế chấp cho các khoản vay cùng với nhiều vấn đề khác nữa, vẫn là một vấn đề. Các ngân hàng đã xây dựng riêng cho mình các quy trình và thu xếp nhằm theo dõi việc mua bán đất trên thị trường và định ra cách đánh giá của riêng mình về đất và công trình là tài sản thế chấp. Cũng tương tự, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho dự án mới và chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang mục đích khác với được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn rất phức tạp, bởi vì một số DN đã không làm đúng thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Và hậu quả tất nhiên là DN rất khó sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp.

Ông Tomoyuki Kimura cũng cho biết thêm, năm 2013, ABD sẽ triển khai chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lần hai, tiểu chương trình trị giá gần 50 triệu USD là các khoản vay ưu đãi nhằm hỗ trợ cải cách của DNNVV Việt Nam.

Để hỗ trợ Chính phủ hoàn thành các chính sách hành động đã đề ra trong Tiểu Chương trình 2, ADB cũng đã cung cấp một khoản hỗ trợ kỹ thuật trị giá 800.000 USD cho mọi khó khăn DNNVV đang vấp phải.

Ngoài tiểu chương trình 2, các hỗ trợ của ADB cho phát triển DNNVV ở Việt Nam có thể được gắn kết với các vấn đề cụ thể ví dụ như hỗ trợ pháp lý về đất đai, thuế...

Đức Thắng (Thực hiện)

Theo Infonet

Đức Thắng (Thực hiện)

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm