Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Doanh nghiệp gặp khó, người mất việc ngày càng nhiều

Trong tháng 10 có 2.300 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội, gần bằng số đăng ký thất nghiệp của cả năm 2010.

Doanh nghiệp gặp khó, người mất việc ngày càng nhiều

Trong tháng 10 có 2.300 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội, gần bằng số đăng ký thất nghiệp của cả năm 2010.

Đến hết tháng 9, cả nước đã có 107.379 người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tăng gần 25.500 người so với cùng kỳ năm trước. Ngoài số liệu về số người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng, chưa có báo cáo nào được công bố về tình trạng thất nghiệp kể từ đầu năm. Tuy nhiên số người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp không phản ánh được thực chất về làn sóng mất việc đang gia tăng hiện nay.

Ninh Thị Xuân làm kế toán cho một công ty văn phòng phẩm ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội bất ngờ nhận được thông báo tạm nghỉ việc của công ty. “Trước đó, giám đốc công ty cũng họp nhân viên để thông báo tạm thời cắt giảm nhân sự tại một số bộ phận. Khối hành chính, kế toán cắt giảm ba người. Các bộ phận khác như giao hàng, bán hàng, mỗi bộ phận cũng tạm thời cắt giảm 2-4 người”, Xuân cho biết.

Xuân đã làm kế toán cho công ty được hơn 4 năm, hợp đồng lao động ký ba năm và còn hơn một năm nữa mới hết hạn. Tuy nhiên trước tình hình khó khăn của công ty, doanh số giảm, đối tác nợ tiền hàng, tiền mặt không có để trả lương cho người lao động công ty buộc phải cho lao động tạm nghỉ. “Chúng em không thắc mắc gì vì đó là khó khăn chung, công ty cũng không muốn làm như vậy”, Xuân nói.

Số người thất nghiệp ngày càng tăng

Ngày càng nhiều lao động như Xuân, không hoàn toàn rơi vào thất nghiệp nhưng sự thực là không có việc làm và không có thu nhập. Công ty chưa thanh lý hợp đồng, nếu Xuân tìm được việc làm mới công ty sẽ thanh lý hợp đồng lao động, tạo điều kiện để Xuân chuyển công việc. “Nhưng tìm việc ở thời buổi này cũng khó lắm”, Xuân kể.

Theo Sở Lao động – Thương binh và xã hội Hà Nội, trong mười tháng qua ở Hà Nội đã có khoảng 41.000 lao động mất việc làm. Thực tế có thể còn lớn hơn vì hiện đa số các doanh nghiệp phải cắt giảm khoảng 40% kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Hiện chỉ có khoảng 50% số doanh nghiệp công nghiệp đủ việc làm trong các tháng cuối năm, còn lại giãn việc hoặc ngừng sản xuất.

Tại TP.HCM, theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, trong tháng 10 có nhiều ngành lượng cung lao động vượt cao hơn so với cầu như: xây dựng, kiến trúc, kế toán, quản lý nhân sự, hành chính văn phòng, quản lý điều hành, hoá chất, cơ khí, tài chính – ngân hàng. Một số ngành vẫn thiếu lao động có trình độ như công nghệ thông tin, nhân viên kinh doanh, bán hàng, bảo hiểm, dịch vụ, dược, công nghệ sinh học...

Tại không ít doanh nghiệp, sau khi đã cắt giảm bộ máy, giảm chi phí nhân sự, chỉ để lại những lao động có trình độ, lao động tinh nhuệ của cơ quan nhưng tình hình kinh doanh vẫn khó khăn, cách được lựa chọn là giảm việc, giảm lương.

Theo SGTT

Theo SGTT

Bạn có thể quan tâm