Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

UAE tìm cách làm mây sốc điện bằng máy bay không người lái

Những máy bay không người lái sẽ bay vào các tầng mây và phóng một lượng lớn điện tích. Lượng điện tích này giúp kết dính các hạt mây li ti và tạo thành mưa.

Mô hình máy bay không người lái dùng để tạo mưa sắp được thử nghiệm tại các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), BBC đưa tin hôm 18/3.

Cụ thể, quốc gia này dự tính sử dụng công nghệ gieo hạt trên mây, thả muối và sốc điện để tạo ra mưa “nhân tạo”, trong bối cảnh lượng mưa trung bình ở UAE chỉ vào khoảng 100 mm mỗi năm.

UAE thu nghiem may bay tao mua anh 1

UAE có lượng mưa trung bình năm thấp, chỉ trung bình 10 mm/năm. Ảnh: Whatson.

Giáo sư Maarten Ambaum, người làm việc trong dự án tạo mưa nói trên, giải thích rằng chiến lược được sử dụng là thay đổi sự cân bằng điện tích của các phân tử mây, từ đó tạo ra mưa.

Theo ông, UAE vốn có nhiều mây, vì vậy, việc thay đổi điện tích sẽ khiến cho các hạt mây li ti kết dính lại với nhau, "giống như tóc khô dính vào lược khi ma sát".

"Khi các giọt mây hợp nhất và đủ lớn, chúng sẽ rơi xuống tạo thành mưa", ông nói.

UAE thu nghiem may bay tao mua anh 2

Các máy bay không người lái sẽ được thử nghiệm trong vài tuần tới ở gần thành phố Dubai. Ảnh: University of Reading.

Máy bay không người lái sẽ mang trong mình một lượng lớn các thiết bị phát xạ điện và cảm biến tùy chỉnh, những chiếc máy bay này bay ở độ cao thấp và phóng điện tích vào phân tử không khí, khuyến khích sự kết tủa của hạt mây.

Trước đó vào năm 2017, chính quyền UAE đã chi 15 triệu USD từ ngân sách nhà nước cho 9 dự án cải thiện mưa khác nhau.

Lần đầu tiên sử dụng drone theo dõi tê tê tái thả ở Việt Nam

Đây là kết quả hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã với công ty Wildlife Drones từ Australia và được Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ tài trợ.

Sang Trần

Bạn có thể quan tâm