Đội bóng xứ kim chi thắng 4-0 nhờ các pha lập công của Kim Yong-hak, Sun Jin-young (cú đúp) và Kang Seong-jin.
Trước đối thủ yếu hơn, U20 Hàn Quốc dễ dàng áp đặt thế trận. Sự chênh lệch đẳng cấp của hai đội được thể hiện rõ ràng ở những con số thống kê. U20 Hàn Quốc kiểm soát bóng 59%, tạo ra 17 pha dứt điểm và có 7 lần đưa bóng đi trúng đích. Trong khi đó, U20 Oman chỉ có 3 cú sút trúng đích sau 4 lần thực hiện.
Dù vậy, U20 Hàn Quốc cũng phải mất đến 30 phút mới có thể mở tỷ số và nó đến từ một sai lầm của đối thủ. Sau đường chuyền ngang bất cẩn của hậu vệ Oman, Lee Seung-won cướp bóng thành công rồi kiến tạo để Yong-hak đặt lòng gọn gàng, ghi bàn đầu tiên của trận đấu.
U20 Hàn Quốc thể hiện sức mạnh của ứng cử viên vô địch. Ảnh: AFC. |
Chỉ 4 phút sau, U20 Hàn Quốc nhân đôi cách biệt. Lần này, Sun Jin-young tỏa sáng với một pha đặt lòng hiểm hóc ngoài vùng cấm. Đây cũng là bàn thắng cuối cùng trong hiệp một.
Sang hiệp hai, U20 Hàn Quốc duy trì thế trận áp đảo, liên tục tạo ra các pha phối hợp ăn ý. Lần lượt ở các phút 58, 90+2, Sun Jin-young và Kang Seong-jin ghi bàn để ấn định chiến thắng 4-0 cho đội bóng xứ kim chi.
Với kết quả này, U20 Hàn Quốc tạm chiếm ngôi đầu bảng C. Trận đấu còn lại ở bảng đấu này giữa U20 Tajikistan và Jordan diễn ra lúc 19h tối nay.
Thành tích bán kết World Cup 2002, sự phát triển của hệ thống K League vẫn là chưa đủ để bóng đá Hàn Quốc tự nuôi sống chính mình. Câu chuyện của nền bóng đá xứ kim chi được khắc họa trong Organizational Culture, Image, Identity in Professional South Korean Club Football của tác giả người Đức Nikolas Sonneborn.