Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tỷ phú thanh long xuất thân từ mồ côi

Anh Lê là người nông dân thực sự vượt khó, chí thú làm ăn vươn lên thành công xuất sắc. Từ hai bàn tay trắng, giờ đây anh trở thành tỷ phú trồng thanh long.

Có hai sự khác biệt lớn để anh Lê được đưa vào danh sách bầu chọn của tỉnh cho đợt tôn vinh nông dân năm nay: Thứ nhất, anh là người nông dân thực sự vượt khó, chí thú làm ăn vươn lên thành công xuất sắc từ hai bàn tay trắng. Thứ hai, anh là con người biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ một cách đặc biệt tới những số phận đau khổ, khó khăn quanh mình...”.

Kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam, mới đây, ông Bùi Ngọc Lê là một trong 63 nông dân xuất sắc được tuyên dương. Ít ai ngờ, người đàn ông gầy ốm có ánh mắt rất hiền đến từ thị trấn Thuận Nam (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) này đang là một tỷ phú nhưng xuất thân từ hoàn cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, bơ vơ không nơi nương tựa từ bé.

Khởi nghiệp gian nan

Sinh ra nơi vùng quê thuộc xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cha mẹ Bùi Ngọc Lê đều mất sớm. Ba anh em côi cút rau cháo nuôi nhau trong cảnh thiếu đói, rách rưới. Anh Lê bắt đầu nói về cuộc đời của mình bằng câu chuyện bầy gà 10 con mà anh phải bán đi để có tiền thực hiện chuyến Nam tiến đầu tiên trong đời.

Bán gà, Bùi Ngọc Lê cầm những tờ bạc ít ỏi trên tay mà lúng túng không biết chi tiêu bằng cách nào để vừa phải đủ mua vé tàu, vừa có cái ăn dọc đường. Cuối cùng anh quyết định nhảy tàu lụi, trốn chui trốn lủi trong các toa tàu, đói lắm thì mới dám mua ổ bánh mì ngồi gặm cho qua bữa. Đôi mắt đượm buồn, anh Lê cho biết đó là những ngày của tháng 8/1982, một cái mốc thời gian đánh dấu cuộc ra đi tha hương cay đắng và rất nhiều nước mắt của anh sau đó.

Khi vào tới ga Mương Mán, Lê lẫn theo đoàn người xuống ga, rồi ngay trong đêm mưa gió, anh vừa hỏi đường vừa đi bộ hơn hai mươi cây số để tìm nhà người bà con mà tình cờ biết được địa chỉ. Sau đó, ông chú họ tên là Bùi Xong ở thị trấn Thuận Nam đã nhận anh làm chân phụ bán tạp hóa. 5 năm sau, khi lấy vợ là Trần Thị Thái Hòa, Lê được ông anh vợ tặng cho ba sào đất rẫy để trồng trọt, sinh sống. Cuộc sống của gia đình anh cũng thay đổi từ đó.

Anh Lê kể: Mùa khô năm 1994, vụ cháy rừng ở khu vực này làm cho toàn bộ khu rẫy 200 trụ thanh long hai năm tuổi, đã chuẩn bị ra trái của gia đình anh bị thiêu rụi. Bao nhiêu năm vợ chồng đổ không biết cơ man nào là mồ hôi, nước mắt, những trụ thanh long với anh Lê lúc ấy là bát cơm, là niềm hy vọng, là tất cả đối với gia đình anh, nhưng chỉ trong thoáng chốc họ đã trở về tay trắng.

Nhìn khu rẫy phủ đầy tro than, hai vợ chồng Lê gục xuống bàng hoàng, rớt nước mắt. Sau một thời gian làm thuê khắp nơi vẫn không đủ chi phí cho gia đình, Lê đi theo đoàn người tìm trầm vượt rừng Sa Thầy (Kon Tum) sang tận vùng giáp biên giới Lào với giấc mơ đổi đời. Nhưng sốt rét rừng, thiếu ăn thiếu uống đã làm cho Lê thật sự suy sụp, ốm yếu, tay trắng vẫn hoàn trắng tay, Lê ủ rũ quay về.

Tấm gương vươn lên làm giàu chính đáng.

Tấm gương vươn lên làm giàu chính đáng.

Chính sự chịu cực chịu khổ, sẵn sàng chia sẻ của vợ đã giúp anh Lê vững vàng vượt lên. Họ bắt tay vào trồng bầu, bí, dưa leo là những loại cây trồng ngắn hạn để nhanh chóng giải quyết cái ăn cái mặc cho cả nhà.

Đến mùa thu hoạch, Lê phải mượn xe bò, xe cải tiến chở bầu bí đi bán tận các chợ Tân Nghĩa, Hàm Minh, Tân Lập cách nhà hàng mấy mươi cây số. Mùa bầu bí đầu tiên vợ chồng anh đã dành dụm đào được cái giếng, mua được máy bơm và làm được sổ đỏ cho khu đất ba sào ấy…

Nuôi lợn rừng thành kinh tế mũi nhọn

20 hộ dân trong bản Thượng Phong, xã Huy Tân (Phù Yên, Sơn La) đã bắt tay vào nuôi lợn rừng, và thành công với mô hình này, có thu nhập ổn định.

Không muốn ai lặp lại nỗi đau khổ của mình

Năm 1996 là cái mốc của sự phát triển với gia đình Lê, vì đó là lần đầu tiên anh mang sổ đỏ đi vay từ Agribank số tiền 20 triệu đồng để đúc trụ bê tông xuống giống cho ba sào thanh long, thay cho số trụ gỗ đã cháy sạch năm nào. Hai năm thấm thoát, thanh long đã cho mùa trái đầu tiên. Thời gian sau đó, vợ anh Lê cũng bắt đầu xin được việc làm tại công ty Bảo hiểm Prudential, cùng phụ với anh cho có đồng ra đồng vào.

Kinh tế gia đình bắt đầu ổn định dần. Cũng nhờ sự giúp đỡ của ông anh vợ, Lê quyết định vay thêm tiền, mua thêm đất, thu được bao nhiêu dành dụm đầu tư hết vào rẫy thanh long.

Ngày nay, rẫy thanh long của anh Lê đã lên đến 10.000 trụ. Năm 2007, anh là người thứ 7 trong toàn tỉnh chấn chỉnh toàn bộ khu vườn, sản xuất theo tiêu chuẩn Global Gap nên thu nhập của anh khá ổn định. Trừ đi 60% chi phí đầu tư các loại, hiện hàng năm anh đã có dư trên 1,5 tỷ đồng.

Khi nói về người nông dân chịu khó chịu cực đã bứt phá đi lên ngoạn mục này, ông Trần Xuân Thủ, Phó chủ tịch thường trực Hội Nông dân huyện Hàm Thuận Nam nhận xét: “Với mức thu nhập như anh Lê thì ở huyện nhà cũng đếm được hơn số đầu ngón tay.

Nhưng có hai sự khác biệt lớn để chúng tôi thống nhất quyết định đưa anh Lê vào danh sách bầu chọn của tỉnh cho đợt tôn vinh nông dân năm nay: Thứ nhất, anh là người nông dân thực sự vượt khó, chí thú làm ăn vươn lên thành công xuất sắc từ hai bàn tay trắng; Thứ hai, anh là con người biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ một cách đặc biệt tới những số phận đau khổ, khó khăn quanh mình...”.

Quả vậy, từ việc lớn như xây nhà tình thương, sửa lại nhà cho người nghèo khi mùa mưa đến, quà Tết cho người già cô đơn đến tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, thậm chí anh còn tìm hiểu trả tiền bệnh viện thay cho những bệnh nhân quá khó khăn. Anh giúp nhiều người đến mức hễ xung quanh ai có việc gì khó khăn là tự khắc bà con lối xóm, người quen gọi điện thoại cho Lê ngay và bao giờ cũng vậy, anh nhanh chóng có mặt với nụ cười rất hiền, giúp người vô điều kiện.

Lần đầu tôi hỏi anh về việc giúp đỡ người xung quanh, anh phẩy tay: “Có gì đâu”. Khi tôi hỏi nhiều lần thì anh tâm sự: Mình ước mơ có thật nhiều tiền để giúp được nhiều hơn những số phận khốn khổ cùng cực… Mình không muốn ai lặp lại nỗi đau khổ của mình.

Nữ tướng chanh không hạt ở miền Tây

Có những thời điểm chanh rớt giá thê thảm. Còn với “nữ tướng” chanh không hạt Bùi Thị Ba (ngụ ấp 7, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, Long An), trái chanh chưa bao giờ là chuyện buồn.

http://thoibaonganhang.vn/tin-tuc/5-ty-phu-thanh-long-xuat-than-tu-mo-coi-26366.html

Theo Nguyễn Hiệp/ Thời báo ngân hàng

Bạn có thể quan tâm