Tuyến đường băng giá xuyên Bắc Cực nối liền các đại dương
Thứ bảy, 22/7/2017 20:33 (GMT+7)
20:33 22/7/2017
Hành lang Tây Bắc kỳ vĩ được coi là lối thông hành tương lai cho các chuyên cơ vận tải, và là nơi nghiên cứu lý tưởng cho các nhà khoa học tìm hiểu về sự ấm lên của Trái đất.
Hành lang Tây Bắc (Northwest Passage) là tuyến đường dài 1.500 km dọc theo bờ biển phía bắc của lục địa Bắc Mỹ, qua các quần đảo Bắc Cực thuộc Canada để kết nối Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. Ảnh: Wallace Immen.
Các nhà thám hiểm từ nhiều thế kỷ trước đã cho rằng đây có thể là một tuyến đường thương mại hiệu quả. Tuy nhiên, hành lang này chỉ được khai phá lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 20, với hành trình từ 1903 đến 1906 của nhà thám hiểm người Na Uy Roald Amundsen. Chuyến đi không có nhiều ý nghĩa về mặt thương mại bởi nó diễn ra trong thời gian quá lâu. Ảnh: AP.
Giống như các tuyến đường biển qua Bắc Cực, Hành lang Tây Bắc có thể giúp rút ngắn hàng nghìn dặm trong các hải trình nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, xuyên Bắc Băng Dương vào mùa hè. Ảnh: AP.
Nhờ có Hành lang Tây Bắc, tài nguyên khoáng sản khổng lồ của vùng phía bắc Canada được khai thác dễ dàng và khoa học hơn. Người ta cũng tin rằng ở đáy Bắc Băng Dương có thể có các mỏ dầu. Ảnh: AP.
Việc di chuyển qua Hành lang Tây Bắc trở nên thuận tiện hơn rất nhiều từ năm 2009. Biến đổi khí hậu làm tan chảy dần khối băng đã ngăn chặn việc vận chuyển hàng hải thường xuyên trên toàn tuyến suốt thời gian trong năm. Nhưng cũng kể từ đó, băng ở Bắc Cực tan với tốc độ kỷ lục. Ảnh: AP.
Hành lang Tây Bắc gần đây trở thành thỏi nam châm thu hút các nhà khoa học. Họ đi nhờ tàu phá băng đến khu vực này để nghiên cứu về sự ấm lên của Trái Đất. Việc sử dụng Hành lang Tây Bắc cho mục đích thương mại là lợi ích rất nhỏ từ quá trình biến đổi khí hậu. Hàng tỷ USD chi phí cho vận chuyển có thể được tiết kiệm hàng năm nếu hành lang không bị băng chặn. Ảnh: AP.
Canada là nước hưởng lợi nhiều nhất khi Hành lang Tây Bắc trở thành tuyến đường vận tải bền vững. Hành lang sẽ giúp các vùng phía bắc Canada phát triển, mang đến cho quốc gia này lợi ích kinh tế và quân sự đáng kể nếu họ duy trì được chủ quyền ở khu vực này. Ảnh: AP.
Chính phủ Canada coi Hành lang Tây Bắc là vùng nội thủy của mình, nhưng Mỹ và một số nước châu Âu lại coi đây là eo biển quốc tế và có quyền quá cảnh mà không cần xin phép hay mất phí. Tháng 8/2016, tàu du lịch hạng sang Crystal Serenity của Mỹ mang theo 1.700 người, trong đó có 1.000 khách du lịch, đã có chuyến đi dài một tháng để khám phá Bắc Cực, qua Hành lang Tây Bắc. Ảnh: Crystal Cruises.
Hành lang Tây Bắc nối 3 đại dương. Đồ họa: Washington Post.
Băng tan ở Bắc Cực, Nam Cực cùng sự biến mất dần của các sông băng đang góp phần đẩy nhanh quá trình nước biển dâng, đe dọa sự sống còn của nhiều vùng đất trên thế giới.
Sở Cảnh sát Maui (Mỹ) hôm 25/12 tuyên bố đang điều tra vụ tìm thấy một thi thể bên trong hốc bánh xe trên chuyến bay của hãng hàng không United Airlines.