Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguy cơ từ khối băng một nghìn tỷ tấn tách khỏi Nam Cực

Các chuyên gia cho biết tảng băng khổng lồ vừa tách khỏi Nam Cực có thể gián tiếp khiến nước biển dâng cao và dẫn tới sự sụp đổ của thềm băng.

Hashtag tuần qua: Tảng băng nghìn tỷ tấn và biến đổi khí hậu Hiện chưa có bằng chứng trực tiếp chứng minh tảng băng khổng lồ vừa tách khỏi thềm ở Nam Cực là do biến đổi khí hậu gây ra. Dù vậy, Nam Cực là khu vực đang ấm lên nhanh chóng.

Một trong những tảng băng trôi lớn nhất từ trước đến nay vừa tách khỏi Nam Cực. Khối băng khổng lồ nặng gần 1.000 tỷ tấn ước tính bao phủ một khu vực rộng khoảng 6.000 km2.

Vệ tinh của Mỹ đã quan sát được vụ tách rời vào ngày 12/7 trong khi băng qua khu vực được biết đến là Thềm băng Larsen C.

Các nhà khoa học đã đoán trước điều này. Họ đã theo dõi sự phát triển của vết nứt lớn trong lớp băng của Larsen trong hơn một thập kỷ qua. Sự lan rộng của vết nứt được đẩy nhanh từ năm 2014 khiến khả năng tách rời tăng cao.

Dải băng dày 200 m sẽ chưa đi xa và đi nhanh trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nó vẫn cần được theo dõi. Dòng nước và gió có thể đẩy nó về phía bắc của Nam Cực, nơi nó có thể gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải.

Mặc dù vậy, các chuyên gia cảnh báo các sông băng phía sau tảng băng này mới là vấn đề lớn hơn vì các tảng băng tách rời là chuyện bình thường và có rất ít ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước biển.

Sông băng đổ thẳng ra biển

Báo cáo của tác giả Eric Roston trên Bloomberg cho rằng các tảng băng trôi không ảnh hưởng đến mực nước biển toàn cầu với mức tăng gần 3,4 mm mỗi năm. Báo cáo cũng nói thêm rằng nước ấm chiếm thể tích lớn hơn so với nước lạnh và góp phần vào sự dâng lên của nước biển.

Dù khối băng khổng lồ của Nam Cực cuối cùng sẽ tan chảy và ấm lên nhưng báo cáo cho biết việc này có thể sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến việc ấm lên của đại dương. Tác giả cũng cảnh báo việc các sông băng đổ thẳng ra biển mới là điều đáng quan ngại hơn.

tang bang khong lo tach khoi Nam Cuc anh 1
Hình ảnh tảng băng trôi do vệ tinh Suomi NPP của NASA chụp lại. Ảnh: NASA.

Trong bài viết trên news.com.au, các nhà khoa học giải thích rằng khi các sông băng chảy từ nội địa ra biển, băng của chúng bị hấp thụ vào các thềm băng.

Một khi các tảng băng bị tách rời, các sông băng có xu hướng chảy nhanh hơn và làm tăng tốc độ băng chảy từ nội địa ra biển. Điều này có tác động lớn hơn nhiều đối với mực nước biển so với tảng băng tách rời.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nam Cực Australia (AAD), các khu vực không có băng ở Nam Cực có thể tăng lên tới 25% vào cuối thế kỷ do biến đổi khí hậu.

Điều này có thể dẫn tới thay đổi mạnh mẽ trong đa dạng sinh học của lục địa. Nghiên cứu của AAD chỉ ra rằng các khu vực không có băng ở Nam Cực do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ mở rộng và hợp nhất.

Với ảnh hưởng này, nhà nghiên cứu Aleks Terauds của AAD kết luận vào năm 2100, dự đoán băng có thể biến mất trong khoảng 17.267 km2, tăng khoảng 25% so với mức hiện tại.

Thềm băng mất ổn định và sụp đổ

Thềm băng Larsen C là một khối băng nổi khổng lồ được hình thành từ các dòng sông băng chảy từ phía đông bán đảo Nam Cực ra biển. 

Các nhà khoa học cho rằng Larsen C đang ở kích thước nhỏ nhất từ cuối kỷ băng hà khoảng 11.700 năm trước và khoảng 10 thềm băng khác ở phía bắc dọc bán đảo đã sụp đổ hoặc thu hẹp đáng kể trong những thập kỷ gần đây.

Hai thềm băng nhỏ hơn gần đó, Larsen A và Larsen B, đã tan rã vào khoảng đầu thế kỷ.

tang bang khong lo tach khoi Nam Cuc anh 2
Vị trí tảng băng rộng 6.000 km2 vừa tách khỏi Nam Cực. Đồ họa: BBC.

Việc các tảng băng ở mũi trước của thềm băng bị tách rời diễn ra rất tự nhiên. Bản thân Thềm băng Larsen C cũng được cho là từng tạo ra những khối băng lớn hơn, trong đó có một vật thể rộng khoảng 9.000 km2 tách rời vào năm 1986. 

Các thềm băng thường có xu hướng duy trì trạng thái cân bằng và việc tách rời của chúng là một cách cân bằng khối lượng băng tuyết tích tụ và nhận thêm lượng băng từ các sông băng nội địa. Tuy nhiên, khí hậu ấm lên được cho là đã đóng góp vào việc đẩy nhanh quá trình này.

Tảng băng mới tách khỏi có thể gây mất ổn định cho toàn bộ Thềm băng Larsen C và dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn. Tác động tiềm ẩn này có thể mất hàng thập kỷ mới bộc phát.

Trả lời trên Guardian, Adrian Luckman, giáo sư về sông băng tại Đại học Swansea và là người đứng đầu dự án Midas của Anh, cho biết thềm băng Larsen C sẽ tiếp tục sản sinh ra các tảng băng trôi nhưng đồng thời nó cũng sẽ tự phục hồi. 

"Chúng ta sẽ phải chờ nhiều năm hay cả thập kỷ để biết điều gì sẽ xảy ra với phần còn lại của Larsen C", Luckman nói. Ông cũng chỉ ra rằng 7 năm sau khi một tảng băng lớn tách khỏi, Larsen B mới trở nên mất cân bằng và tan rã.

Nguy cơ biển dâng do khối băng một nghìn tỷ tấn ở Nam Cực Tảng băng trôi khổng lồ đã chính thức tách khỏi thềm băng Larsen C ở Nam Cực và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới mực nước biển toàn cầu.

Tảng băng một nghìn tỷ tấn đã tách khỏi Nam Cực

Tảng băng có diện tích hơn 6.000 km2 và trọng lượng một nghìn tỷ tấn đã tách khỏi lục địa băng Nam Cực, trở thành một trong những núi băng trôi lớn nhất lịch sử.

Cận cảnh khối băng lớn nhất lịch sử sắp tách khỏi Nam Cực

Sau khi tách khỏi thềm băng Larsen C ở Nam Cực, tảng băng này sẽ trở thành một trong những tảng băng trôi lớn nhất trong lịch sử với diện tích khoảng 6.600 km2.


Tuyết Mai (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm