Các nhà khoa học cho biết một tảng băng rộng khoảng 6.600 km2 sắp vỡ ra từ thềm băng Larsen C ở Nam Cực và sẽ trở thành một trong những tảng băng trôi lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Ảnh: NASA. |
Tảng băng khổng lồ này, có kích thước lớn hơn một nửa diện tích nước Qatar, gấp 4 diện tích London và gấp 7 lần thành phố New York, có thể sẽ trôi đến biển Weddell ở cực Nam của Nam Mỹ. Trong ảnh là vết nứt ở thềm băng Larsen C ngày 10/11/2016. Ảnh: NASA. |
Độ sâu của lớp băng ở dưới mực nước biển có thể lên tới 210 m. Theo AFP, vết nứt có thể tạo nên một tảng băng hình ngón tay dày khoảng 350 m. Khe hở đã mở rộng 17 km trong vòng 6 ngày khiến cho dải băng kết nối với tảng băng chính chỉ còn dài 13 km. Các nhà nghiên cứu cho rằng thời điểm tảng băng tách rời có lẽ đã rất gần. Ảnh: Adslzone.net. |
"Các tảng băng tách khỏi Nam Cực là chuyện thường xảy ra nhưng vì tảng băng này đặc biệt lớn nên cần theo dõi hướng trôi dạt của nó trên biển để đảm bảo an toàn cho giao thông hàng hải", Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) nhận định. Ảnh: CNN. |
ESA đang theo dõi Larsen C với vệ tinh quan sát Trái Đất Copernicus và vệ tinh thăm dò nguồn nước CryoSat Earth. Ảnh: NASA. |
Các thềm băng có vai trò ngăn các sông băng chảy thẳng ra biển. Bởi vậy, các nhà khoa học cho biết nếu các sông băng được thềm băng Larsen C kiểm soát chảy thẳng vào đại dương thì mực nước biển toàn cầu sẽ dâng lên khoảng 10 cm.
Ảnh: NSIDC.
|
Larsen C là thềm băng lớn nhất ở cực bắc của Nam Cực. Tảng băng sắp tách rời sẽ làm mất khoảng 1/10 tổng diện tích của nó và khiến kích cỡ của Larsen C trở nên nhỏ nhất trong lịch sử. Ảnh: livescience.com. |
Thềm băng bị tách rời là một hiện tượng tự nhiên, nhưng sự nóng lên toàn cầu được cho là đã đẩy nhanh quá trình này. Nước biển nóng lên làm xói mòn bên dưới trong khi nhiệt độ không khí tăng làm các tảng băng suy giảm từ phía trên. Thềm băng Larsen A đã sụp đổ vào năm 1995 và Larsen B cũng bị phá vỡ 7 năm sau đó. Trong ảnh là quá trình tách rời của thềm băng Larsen B. Ảnh: CNN. |