Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tuyên bố gây tranh cãi của người đứng đầu kênh truyền hình Pháp TF1

Năm 2004 Chủ tịch Hội đồng điều hành kênh truyền hình TF1 Patrick Le Lay tuyên bố "về cơ bản, công việc của TF1 là giúp Coca-Cola bán được sản phẩm".

ban quang cao anh 1

Ảnh: Vitaly Gariev.

Năm 2004 đã nổ ra một cuộc tranh cãi dữ dội xoay quanh tuyên bố của Patrick Le Lay, Chủ tịch Hội đồng điều hành kênh truyền hình TF1 của Pháp, khi đề cập đến mô hình kinh doanh của TF1, nhưng cũng nhờ vậy, khái niệm “kinh tế chú ý” đã được biết đến rộng rãi.

Theo Patrick Le Lay, “về cơ bản, công việc của TF1 là giúp Coca-Cola bán được sản phẩm. Do vậy, để thông điệp quảng cáo nghe lọt tai thì cái đầu của khán giả phải sẵn sàng, nghĩa là phải giúp họ khuây khỏa, thư giãn để trí não của họ sẵn sàng tiếp nhận thông điệp quảng cáo. Cái chúng tôi bán cho Coca-Cola chính là thời gian trí não sẵn sàng tiếp nhận này”.

Như vậy, có thể nói công việc của kênh truyền hình là chuẩn bị để tạo sự chú ý của khán giả và bán sự chú ý (sự theo dõi) này cho khách hàng chính của nó là nhà quảng cáo.

Thật ra, từ giữa và cuối thập niên những năm 1990, với việc số hóa thông tin và sự xuất hiện của vô số trang mạng trực tuyến, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận nhiều chuyển động mới như: các cư dân mạng ngày càng tiêu thụ một khối lượng thông tin khổng lồ; cách thức tiêu thụ của họ cũng thay đổi; chiến lược thu hút sự chú ý của công chúng truyền thông ngày càng lộ ra khoảng cách giữa người sản xuất nội dung và nhà quảng cáo; nguy cơ của tình trạng thừa thông tin...

Rất nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến sự chuyển dịch từ nền kinh tế “truyền thống” sang nền “kinh tế chú ý” và so sánh nền kinh tế cũ (mà nguồn của cải chính là “tiền” cùng mô hình kinh doanh dựa trên việc tối đa hóa lợi nhuận) với nền kinh tế mới của thời đại Internet (mà nguồn của cải chính là “sự chú ý” và việc thu hút tối đa sự chú ý này). Họ cho rằng nền kinh tế dựa trên thông tin (là nguồn tài nguyên phong phú, dư thừa) đang hướng đến nền kinh tế dựa trên sự chú ý (là nguồn tài nguyên hiếm).

Đỗ Đình Tấn/NXB Tổng hợp TP.HCM

Bình luận

SÁCH HAY