Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tục mỉa mai người chết tại nghĩa trang sặc sỡ ở Romania

Nói xấu người đã khuất là sự xúc phạm ở nhiều nước. Tuy nhiên, ở một làng tại Romania, người dân vẽ tranh, thậm chí khắc thơ châm biếm lên mộ để tỏ lòng thương nhớ người chết.

Pha trò về người chết được coi là bất kính. Tuy nhiên, nghĩa trang ở thị trấn nhỏ Sapanta ở Romania lại cho phép điều này. Dân làng ở đây đã làm cho cái chết trở nên hài  hước bằng cách trang trí cho các ngôi mộ với màu sắc sặc sỡ và khắc lên bia những câu thơ hóm hỉnh nhằm trêu chọc người chết. Những bài thơ này kể lại câu chuyện về cuộc đời người đã khuất hoặc tiết lộ những bí mật đen tối của họ.
Trang và những câu thơ trên bia mộ trong nghĩa trang Merry của làng Sapanta ở Romania. Nhiều nền văn hóa coi pha trò về người chết là sự bất kính, nhưng đây lại là hiện tượng rất bình thường ở làng Sapanta. Dân làng làm cho cái chết trở nên hài hước bằng cách trang trí các ngôi mộ với màu sắc sặc sỡ và khắc lên bia những câu thơ hóm hỉnh về người chết. Những bài thơ kể lại câu chuyện về cuộc đời người đã khuất hoặc tiết lộ những bí mật của họ.

Một bài thơ tưởng nhớ mẹ kế có nội dung như sau: “Người nằm dưới tấm bia đá này. Là dì ghẻ tội nghiệp của tôi. Giá như mụ sống thêm 3 ngày nữa. Để đọc những chữ này. Những người ghé qua đây. Xin đừng gọi mụ dậy. Để mụ trở về nhà. Và cắn đứt đầu tôi. Nhưng tôi sẽ có cách. Để mụ không thể về. Hãy ở lại đây nhé. Dì ghẻ tội nghiệp ơi.”

Stan loan Patras, một người thợ mộc trong làng, đã khởi xướng trào lưu mỉa mai người chết. Ông nảy ra ý tưởng độc đáo từ một lần nhận nhiệm vụ xây cây thánh giá và bia mộ từ gỗ sồi. Sau khi dự đám tang 3 ngày, dân làng tụ tập và kể những câu chuyện về người đã khuất. Patras bắt đầu chuyển những câu chuyện thành các bài thơ ngắn và khắc chúng lên tấm gỗ sồi. Vào năm 1935, ông khắc bài thơ đầu tiên lên mộ và tiếp tục làm công việc này tới khi mất vào năm 1977. Người dân ước tính ông đã xây hơn 800 ngôi mộ như vậy. Sau khi Stan chết, Dumitru Pop, một người khác, tiếp nối công việc và tiếp tục duy trì nét truyền thống độc đáo của làng từ đó. 

Một bức tranh mô tả hai người đàn ông uống rượu - một thói quen nổi bật của chủ nhân ngôi mộ khi ông còn sống. Ngày nay, khi một người lìa đời, gia quyến gặp Dumitru Pop và yêu cầu ông làm thánh giá. Dumitru sẽ khắc tranh và thơ lên gỗ sồi trong xưởng chế tác phía sau nhà. Ông sơn màu xanh dương lên tấm gỗ sồi và trang trí bằng những đường viền hoa với rất nhiều màu sắc.

Tư thế của những người chết vì núi lửa gần 2.000 năm trước

Nạn nhân co gối và lấy tay che mặt , đứa trẻ ngồi trên bụng người lớn là hai trong số những tư thế của hàng nghìn người thiệt mạng trong thảm họa núi lửa tại Italy vào năm 79..

lmn
Sau đó Dumitru khắc họa một bức tranh mô tả cuộc sống của người chết và sáng tác một bài thơ. Ông có quyền quyết định nội dung của cả hai "tác phẩm". Các bài thơ Dumitru sáng tác thường pha chút mỉa mai, kể những câu chuyện dí dỏm về sự phản bội, những câu nói ngớ ngẩn và tật nghiện rượu.

Bức tranh về Loan Toaderu, một người rất yêu ngựa. Bài thơ trên mộ ông đã tiết lộ rằng: "Còn một điều mà tôi rất yêu. Là đi tới quán rượu. Ngồi cạnh vợ ai đó".

Thậm chí những cái chết thương tâm cũng được gợi nhớ rất hài hước. Trên ngôi mộ của một bé gái 3 tuổi chết vì tai nạn ôtô, những vần thơ toát lên sự căm thù: “Hãy chết nhé, tên lái taxi khát máu. Kẻ đến từ Sibiu. Ngươi phải dừng tại đây. Trước nhà ta vì đã đâm ta ra thảm kịch. Và làm ta chết. Để lại ba má ta với nỗi u sầu”.

Chỉ cần quan sát ảnh và những bài thơ, người ta có thể đoán nghề nghiệp của người đã khuất. Dumitru nói rằng chưa người nào phàn nàn về những bài thơ của ông. “Tôi viết về chuyện đời thực của người chết. Nếu anh ta thích uống rượu, tôi viết về chuyện uống rượu; nếu anh ta tham công việc, tôi viết về chuyện ấy. Ở làng này, mọi thứ đều được phơi bày. Các gia đình thực sự muốn khắc lên thánh giá câu chuyện thực về người đã khuất”.
Ngày này, cái tên “Nghĩa trang Merry” trở thành một điểm thăm quan lý thú của thị trấn Sapanta và thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm.
Ngày nay nghĩa trang Merry trở thành một điểm thăm quan lý thú của thị trấn Sapanta và thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm.

Những ngôi mộ phi công được trang trí bằng đuôi máy bay

Người ta dùng đuôi phi cơ chiến đấu để trang trí mộ của những phi công Liên Xô tử trận trong chiến tranh tại một khu rừng ở Estonia.






Thu Hoài

Ảnh: Panoramio

Bạn có thể quan tâm