Theo quan niệm dân gian, Táo quân gồm có bao nhiêu người?
Theo truyền thuyết dân gian để lại, thì Táo quân gồm hai ông (chồng trước và chồng sau) và một bà. |
Ngày 23 tháng chạp hàng năm là ngày tết của những vị thần nào?
Theo phong tục dân gian Việt Nam, ngày 23 tháng chạp là ngày Tết Táo quân, hay còn gọi là Táo công, Táo vương, Táo thần. Gọi theo dân gian là Tết ông Táo. |
Loài cá nào được cúng dùng làm phương tiện di chuyển cho Táo quân khi lên Thiên đình?
Loài cá được dùng để cúng trong Tết Táo quân là cá chép. Loài cá này biểu hiện cho sức mạnh, trí tuệ và gắn với truyền thuyết cá chép hóa rồng (vượt Vũ Môn). |
Tục lệ nào được tiến hành trong ngày 23 tháng chạp, báo hiệu Tết đến?
Theo quan niệm dân gian, trồng cây nêu ngày 23 tháng chạp nhân Tết Táo quân báo hiệu Tết đã đến. Trong thời gian từ 23 tháng chạp đến giao thừa sẽ vắng mặt Táo quân, ma quỷ hay hoành hành. Dựng cây nêu với những vật dụng phát tiếng kêu ở ngọn giúp xua đuổi ma quỷ. |
Ai là tác giả của nhạc phẩm "Đưa ông Táo về trời"?
Nhạc phẩm "Đưa ông Táo về trời" được sáng tác bởi Hà Thái Hoàng với câu đầu tiên là "Đưa ông táo về trời/Đón xuân đầu năm ngày hai mươi ba". |
Ngày 23 tháng chạp, Táo quân lên Thiên đình để báo cáo việc hạ giới với ai?
Theo quan niệm dân gian, Táo quân lên Thiên đình chầu Ngọc Hoàng để báo cáo tình hình gia chủ trong một năm đã qua. |
Tục cúng bộ mũ ông Công, ông Táo thường thấy ở vùng miền nào của nước ta?
Tục cúng bộ mũ ông Công, ông Táo thường thấy ở người dân miền Bắc Việt Nam. |