Câu 1: Ở Nhật Bản trước đây, samurai là những chiến binh tinh nhuệ và anh dũng. Samurai lý tưởng là biết tuân thủ những quy tắc chặt chẽ. Những quy tắc này được gọi là?
Những quy tắc chặt chẽ mà một samurai lý tưởng phải tuân theo là "bushido", tức là võ sĩ đạo (đạo của người võ sĩ). Bộ quy tắc này chú trọng về kỹ năng, kỷ luật, lòng dũng cảm, danh dự, sự chân thật và tính tuân phục, cả sự hy sinh bản thân. Trong đó quy định việc chiến đấu với kẻ thù cho đến chết sẽ danh dự hơn là bỏ chạy để giữ lấy mạng sống. |
Câu 2: Trước năm 1867, tục lệ cấm kỵ nào liên quan đến núi Phú Sĩ còn tồn tại?
Núi Phú Sĩ là ngọn núi linh thiêng trong tâm thức người Nhật Bản, và cũng là một hình ảnh biểu tượng tiêu biểu của Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực. Trước khi Nhật Bản được duy tân, quan niệm phong kiến cổ truyền còn nặng nề và duy trì điều cấm kỵ là phụ nữ không được đặt chân đến núi Phú Sĩ linh thiêng. |
Câu 3: Trà đạo trở thành một nét văn hóa ẩm thực riêng có của Nhật Bản. Văn hóa trà đạo được khai sinh bởi?
Văn hóa trà đạo Nhật Bản hướng đến sự thanh tịnh, thuần khiết. Trà đạo được cho là do các nhà sư khai sinh vào thế kỷ 14-15. Trong nghi thức trà đạo, người chủ lễ sẽ pha trà mời khách, thể hiện sự tinh tế, lịch thiệp và chính xác trong các bước. Chủ và khách cùng ngồi trên chiếu dự lễ trà đạo. Nghi thức này có thể tiến hành một thời gian khá lâu tới 4 tiếng đồng hồ. |
Câu 4: Thời Minh Trị tiến hành duy tân kể từ năm 1868, nhiều kỹ thuật, phương tiện hiện đại của Tây phương đã du nhập vào Nhật Bản. Hình trên thể hiện bến cảng nào của Nhật Bản?
Cảng biển trên hình chúng ta thấy là cảng Yokohama của Nhật Bản với hình ảnh tàu thuyền ra vào nhộn nhịp nơi bến cảng. Trên bờ là đoàn tàu hỏa hơi nước kiểu Mỹ đang di chuyển. Nơi đây đã trở thành trung tâm công nghiệp mới của đất nước mặt trời mọc vào cuối thế kỷ 19 sau khi Thiên hoàng Minh Trị tiến hành công cuộc duy tân đất nước. |
Câu 5: Đâu là đặc điểm riêng của kịch Nō (Noh), loại kịch cổ nhất của Nhật Bản?
Kịch Nō (Noh) ra đời ở Nhật Bản từ thế kỷ 14 với nội dung nghiêm túc và trang trọng. Loại hình kịch này thường được diễn ở ngoài trời. Diễn viên kịch Nō sẽ đeo mặt nạ khi diễn và diễn viên thường di chuyển chậm, có điệu bộ cứng nhắc. Điểm đáng lưu ý là diễn viên kịch Nō hoàn toàn là nam giới chứ không dùng nữ giới. Nếu có nhân vật nữ trong kịch, diễn viên nam đóng vai nữ sẽ mặc trang phục và đeo mặt nạ phụ nữ. |
Câu 6: Sumo là môn vật được yêu thích ở Nhật Bản. Các võ sĩ sumo sẽ thi đấu với nhau trong một sân đấu có hình gì?
Là môn vật được yêu thích của người dân Nhật Bản, vật sumo để lại trong ta hình ảnh quen thuộc với những võ sĩ sumo có thân hình đồ sộ, béo tốt. Khi thi đấu họ sẽ đóng khố, dùng sức nặng cơ thể để đánh ngã đối thủ và sân đấu của môn vật này được thiết kế hình tròn. Khi thi đấu, chỉ cần làm cho đối thủ bị đẩy ra ngoài vòng tròn hoặc bất kỳ bộ phận nào khác ngoài bàn chân của đối thủ chạm cát là thắng. |
Câu 7: Cổng torii phổ biến ở các đền Thần đạo (Shinto) của Nhật Bản. Chiếc cổng torii được phát minh trên cơ sở?
Cổng torii ở các đền Thần đạo là hình ảnh dễ nhận biết về Thần đạo của Nhật Bản, một tín ngưỡng cổ xưa thờ thần linh và tổ tiên. Chiếc cổng torii có ý nghĩa như đánh dấu khu vực linh thiêng của đền Thần đạo. Việc chế tạo nên những chiếc cổng torii như thế này được xuất phát từ những chiếc sào cho chim đậu chờ hiến tế thuở xưa. |
Câu 8: Trong các môn võ cổ truyền của Nhật Bản có kendo. Tiêu chí cơ bản để nhận điểm của môn võ kendo là gì?
Trong môn võ kendo của Nhật Bản, trang phục của người thi đấu có màu đen cùng mặt nạ bảo vệ và dùng kiếm tre để thi đấu. Khi hai bên thực chiến với nhau, chỉ cần chạm được vào đối thủ là đã có điểm. |