Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Tuần dương hạm 'kiểu Moskva' đang dần biến mất

Soái hạm Moskva của Nga bị chìm là một trong số ít tàu tuần dương còn trong biên chế hải quân trên thế giới. Dù vậy, việc phân loại tàu chiến ngày nay chỉ mang tính tương đối.

tau tuan duong Moskva chim o bien Den anh 1

Tàu Moskva thuộc loại tàu tuần dương lớp Slava, là tàu nổi mạnh nhất ở biển Đen trong thời điểm chiến sự tại Ukraine diễn ra, theo BBC.

Cuối thế kỷ 20, sự thoái trào của các thiết giáp hạm biến tàu tuần dương thành tàu nổi lớn nhất và mạnh nhất được phân loại. Trong khi đó, sức mạnh của các tàu sân bay đến từ chiến đấu cơ thay vì hỏa lực được trang bị.

Khác biệt trong cách phân loại

Về lý thuyết, hiện chỉ có Nga và Mỹ vẫn còn tàu tuần dương nằm trong biên chế. Dù vậy, việc phân loại tàu chiến ngày nay chỉ mang tính tương đối.

Ngoại trừ những loại tàu có thể dễ dàng phân biệt như tàu ngầm hay tàu sân bay, có 4 loại tàu chiến khiến giới phân tích hải quân phải tranh luận dựa trên các thông số kỹ thuật hay thiết kế bên ngoài: Tàu tuần dương (cruiser), tàu khu trục (destroyer), khinh hạm (frigate), tàu hộ vệ (corvette).

Với sự phát triển và yêu cầu của hải quân ngày nay, khác biệt trong các loại tàu chiến ngày càng thu hẹp. Theo nghiên cứu được công bố trên Trung tâm An ninh Hàng hải Quốc tế (CIMSEC), việc phân loại tàu chiến một phần để so sánh năng lực hải quân giữa các nước.

Bên cạnh đó, yếu tố chính trị sẽ quyết định chính đến cách phân loại tàu chiến, vì nó ảnh hưởng đến phân bổ ngân sách quốc phòng cho việc chế tạo và bảo trì.

Tàu tuần dương thường là những tàu có tải trọng choán nước lớn hơn so với tàu khu trục. Hai loại tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ và Slava của Nga có trọng lượng choán nước lần lượt là hơn 9.800 tấn và hơn 11.000 tấn.

Tuy vậy, do vốn được chế tạo trong giai đoạn cuối Chiến tranh Lạnh, các tàu tuần dương này gặp hạn chế về mặt vũ khí và công nghệ, thường phải được cải tiến để bắt kịp với các loại tàu chiến hiện đại trong thế kỷ 21.

Bản thân trọng lượng của các tàu tuần dương trên cũng đã không còn là điểm nổi bật, khi đã bị nhiều tàu khu trục của các cường quốc hải quân đã vượt mặt.

Theo Naval Technology, kỷ lục tàu khu trục lớn nhất đang thuộc về USS Zumwalt của Mỹ, với choán nước tối đa hơn 15.000 tấn, cùng 80 ống phóng để trang bị tên lửa đánh chặn mọi mục tiêu trên biển và trên không.

Theo sau là tàu khu trục lớp Type-055 của Hải quân Trung Quốc, với choán nước hơn 13.000 tấn, cùng 112 ống phóng tên lửa. Mỹ và NATO xếp Type-055 là tàu tuần dương, do đánh giá rằng lớp tàu này có thể tác chiến đa nhiệm như lớp Ticonderoga của Mỹ.

tau tuan duong Moskva chim o bien Den anh 2

Tàu khu trục USS Zumwalt của Mỹ. Ảnh: Raytheon Missiles & Defense.

Ngoài ra, những tàu khu trục soái hạm của hải quân Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng được trang bị nhiều loại vũ khí và tải trọng ngang các tàu tuần dương Mỹ.

Tác chiến hải quân đã thay đổi

Trong tác chiến hàng hải hiện đại, những loại “tàu to súng lớn” có uy lực đủ để tác chiến độc lập không còn được ưu tiên do dễ bị phát hiện bởi các loại radar tiên tiến.

Thay vào đó, tàu chiến sẽ được hoạt động theo nhóm, với nhiều loại tàu được chuyên biệt hóa cho các nhiệm vụ khác nhau.

Bản thân việc Hải quân Mỹ muốn biến tàu khu trục lớp Zumwalt thành tàu chiến hiện đại, đa năng nhất với khả năng tàng hình và tự động hóa cũng đã vấp phải nhiều tranh cãi. Chi tiêu cho việc chế tạo các tàu Zumwalt tăng vọt so với dự kiến, khiến dự án chế tạo 32 tàu lớp Zumwalt bị cắt giảm chỉ còn 3 chiếc.

Ngân sách quốc phòng là một thách thức khiến phần lớn các quốc gia sẽ ưu tiên hướng đến những khinh hạm hay tàu hộ vệ - cơ động, giá thành thấp hơn, nhưng vẫn đảm bảo khả năng tác chiến. Hiện tại, cũng chỉ có 13 quốc gia sở hữu tàu khu trục trong biên chế, theo Global Firepower.

“Đây là kỷ nguyên mà vũ khí chính xác cao phổ biến. Hạm đội gồm những tàu lớn sẽ rất mỏng manh. Những gì cần thiết lúc này là những tàu chiến nhỏ hiện đại”, chỉ huy Phillip E. Pournelle thuộc Hải quân Mỹ cho biết.

Theo ông Pournelle, những tàu nhỏ sẽ được ưu tiên bởi việc tận dụng tốt công nghệ tàng hình, và khả năng cơ động để né tên lửa và ngư lôi.

Bản thân hai quốc gia đang sở hữu tàu tuần dương là Nga và Mỹ cũng đang lên kế hoạch cắt giảm loại tàu này.

tau tuan duong Moskva chim o bien Den anh 3

Nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ, Anh, cùng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản thực hiện nhiệm vụ trên Thái Bình Dương tháng 10/2021. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Trước khi bị chìm ở biển Đen, soái hạm Moskva được cho là đã quá cũ, và Nga có ý định loại bỏ nó trong 5 năm tới, theo nhà phân tích quân sự Nga Alexander Khramchikhin.

Trong khi đó, Mỹ hiện có 21 tàu tuần dương lớp Ticonderoga. Viện Hải quân Mỹ (USNI) cho biết Tài khóa năm 2022 của nước này cũng đã thông qua việc cắt giảm 5 tàu tuần dương khỏi biên chế theo đề xuất của hải quân.

Nhiệm vụ chính của các tàu tuần dương Mỹ là cung cấp khả năng chỉ huy và phòng không cho nhóm tác chiến tàu sân bay, với 11 hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân đang trong biên chế.

Với việc tên lửa và ngư lôi ngày càng phát triển, một hạm đội lớn với nhiều tàu nhỏ sẽ được ưu tiên vì khả năng bao quát và điều động đến nhiều khu vực, hơn là dồn hết mọi năng lực vào một tàu chiến cỡ lớn, ông Pournelle cho biết.

Những tàu chiến Nga còn lại ở biển Đen sau khi soái hạm Moskva chìm

Hạm đội Nga ở biển Đen vẫn còn khoảng 60 tàu chiến các loại. Các chuyên gia cho rằng việc soái hạm Moskva chìm sẽ ít tác động đến "chiến dịch quân sự" tại Ukraine.

Ong Trump nhan tin vui hinh anh

Ông Trump nhận tin vui

0

Kế hoạch tuyên án ông Trump trong vụ án hình sự ở New York sẽ không diễn ra vào tuần tới như dự kiến vì các luật sư của ông thúc đẩy bãi bỏ truy tố sau chiến thắng bầu cử.

Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm