Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tuấn Anh thiếu hiệu quả khi vắng Xuân Trường

Trong khi Công Phượng dần chứng tỏ vai trò quan trọng tại Olympic Việt Nam, Tuấn Anh vẫn chưa cho thấy hình ảnh quen thuộc trong màu áo đội tuyển U19 và HAGL.

Tuấn Anh bị thay ra sau hiệp 1 trong hai trận đá tập với CLB Hà Nội T&T và giao hữu với Olympic Indonesia. Đây cũng là 2 trận đấu HLV Miura bày tỏ sự không hài lòng của ông về hàng tiền vệ để mất bóng dễ dàng.

HLV Miura: ‘Tôi không hài lòng về các tiền đạo và tiền vệ’

Tuy ghi được 3 bàn thắng vào lưới CLB Hà Nội T&T nhưng HLV Miura không cảm thấy hài lòng với hàng tiền đạo và tiền vệ của đội tuyển Olympic Việt Nam.

Tiền vệ Tuấn Anh trong trận giao hữu với Olympic Indonesia. Ảnh: Tuấn Mark
Tiền vệ Tuấn Anh trong trận giao hữu với Olympic Indonesia. Ảnh: Tuấn Mark

Sự phàn nàn đó không nhắm trực diện đến tiền vệ người Thái Bình. Với phẩm chất kỹ thuật xếp vào diện tốt nhất so với đồng nghiệp cùng trang lứa, những động tác khống chế và xử lý bóng của Tuấn Anh vẫn rất gọn gàng. Tuy vậy, điều khán giả chờ đợi nhất là hình ảnh của một nhạc trưởng ở cầu thủ mang áo số 8 đã không được đáp ứng.

Ai cũng nhìn thấy thực tế là một cầu thủ như Tuấn Anh nếu được giải phóng khỏi nhiệm vụ phòng ngự sẽ phát huy tốt hơn những phẩm chất kỹ thuật mà nhờ nó anh có biệt danh “Ronaldinho Việt Nam”. Nhưng việc Tuấn Anh bị kéo xuống đá thấp ở khu trung tuyến cũng không hoàn toàn là nguyên nhân khiến anh mờ nhạt. Ở đội tuyển U19 Việt Nam trong năm 2014 và ở CLB HAGL, cầu thủ mang áo số 8 vẫn đảm nhiệm vị trí này.

Vấn đề nằm nhiều hơn từ phía những đồng đội đá cặp với Tuấn Anh. Sẽ không thể đòi hỏi tiền vệ người Thái Bình tung ra những đường chuyền sắc lẹm hoặc những pha dứt diểm đẳng cấp nếu đồng đội thường xuyên để mất bóng. Hệ quả là Tuấn Anh phải lao vào những cuộc tranh chấp, vốn không phải sở trường, để giành lại nó. Và khi đứng sâu hơn bên phần sân nhà, mức độ nguy hiểm của “Nhô” đương nhiên bị giảm thiểu.

Hàng loạt phương án nhân sự đã được HLV Miura sử dụng để đá cặp với Tuấn Anh, từ Hữu Dũng, Hùng Dũng đến Tấn Tài… Nhưng không ai cho thấy sự ăn ý với cầu thủ mang áo số 8 để quán xuyến khu trung lộ như cách Xuân Trường thể hiện. Thế nên không phải Công Phượng, cách Tuấn Anh thi đấu mới mang đến nỗi lo về sự lạc lõng của anh.

Tuấn Anh bỡ ngỡ với bài tập nhảy dây của HLV Miura

Buổi tập sáng nay của ĐT Olympic Việt Nam chỉ kéo dài hơn 1 tiếng, tuy nhiên bài tập của HLV Miura vẫn hướng đến mục tiêu nâng cao nền tảng thể lực cho các học trò.

Tuấn Anh đang khó khăn với việc thích nghi ở Olympic Việt Nam. Ảnh: Tùng Lê
Tuấn Anh đang khó khăn với việc thích nghi ở Olympic Việt Nam. Ảnh: Tùng Lê

Tiền vệ có phong cách chơi bóng hào hoa hẳn sẽ là người nhớ Xuân Trường nhiều nhất. Nếu Tuấn Anh và Xuân Trường cùng đứng trên sân, sẽ khó có chuyện hàng tiền vệ của Olympic Việt Nam để mất bóng trước 2-3 nhịp. Đất diễn dành cho Tuấn Anh ở đội tuyển U19 và HAGL sở dĩ có được một phần quan trọng là nhờ người đồng đội thân thiết luôn sẵn sàng và đủ khả năng “chia lửa” đứng bên cạnh.

Nhưng sẽ là phi lý nếu ấn định phải có Xuân Trường, Tuấn Anh mới đá tốt. Khả năng góp mặt của tiền vệ người Tuyên Quang tại vòng loại U23 châu Á gần như không còn vì chấn thương. Sự thích nghi của Công Phượng ở Olympic Việt Nam là điều nhắc nhở Tuấn Anh về việc cần nhanh chóng vượt qua trạng thái “cô đơn” của mình.  

Tuấn Anh tiếc nuối vì Xuân Trường chấn thương

Tiền vệ có lối chơi rất hào hoa cảm thấy tiếc nuối khi người bạn thân và cũng là người đá cặp ăn ý với anh vẫn chưa thể bước vào tập luyện cùng đội tuyển Olympic Việt Nam.

Hoàng Minh

Bạn có thể quan tâm