Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tự truyện của Hitler được phát hành tại Đức sau hơn 70 năm

"Mein Kampf" (Cuộc đấu tranh của tôi) – tự truyện nổi tiếng của Adolf Hitler – đã được xuất bản tại Đức sau hơn 70 năm bị cấm.

Kết thúc năm 2015 khi bản quyền của cuốn sách hết hạn, Mein Kampf mới lần đầu đến tay người dân Đức. Trước đó, sách thuộc sở hữu của nhà nước Bavaria – nơi đã cấm in tác phẩm này do sợ chủ nghĩa phát xít nổi dậy.

Tội ác và tư tưởng phát xít tàn bạo của Hitler là một trong những lý do chính khiến Mein Kampf bị cấm xuất bản sau gần 1 thế kỷ. 

Tuy vậy, trước khi Mein Kampf  lên kệ, một nhóm 4 học giả tại Viện Lịch sử đương đại Munich cũng đã có động thái đảm bảo sách “không quá xa rời sự thật”. Họ đã viết phần hiệu đính dài tổng cộng 1.948 trang, trong đó bao gồm 3.500 chú ý/giải thích phản biện lại lý lẽ của Hitler được xếp song song với mỗi trang sách nhà độc tài viết.

Tác phẩm được ông trùm phát xít viết khi là tù nhân của nhà nước Cộng hòa Đức, bị bắt sau khi đảo chính bất thành. Hitler không hề giấu diếm những quan điểm chính trị trong tự truyện, trong đó hắn thể hiện rõ lòng căm ghét người Do thái và Slav, cùng kế hoạch mở rộng nước Đức về phía Đông.

Một trong những ấn bản Mein Kampf đầu tiên còn được lưu giữ lại.  

Năm 1933, sách được in và phát hành nội bộ trong chính quyền phát xít độc tài. Đến giai đoạn Thế chiến thứ 2 nổ ra năm 1939 đã có hơn 5,2 triệu bản sách được tiêu thụ. Đặc biệt, thời đó người ta thường dùng Mein Kampf  làm quà cưới.

Sau chiến tranh, Mỹ trao bản quyền tác phẩm cho nhà nước Bavaria, tuy vậy không tránh khỏi một số ấn bản sách vẫn được truyền tay bí mật.

Cuốn sách xuất bản đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ cộng đồng người Do thái. Người phát ngôn của Hội đồng Do thái vì Dân chủ - ông Levi Salomon – phát biểu: “Tôi phản đối việc xuất bản Mein Kampf, kể cả khi sách đã có hiệu đính song song. Bạn không thể hiệu đính một con quỷ dữ như Hitler”.



Hoa Khang

Bạn có thể quan tâm