Từ nay, OpenAI sẽ không còn yêu cầu bạn phải đăng ký tài khoản để sử dụng chatbot ChatGPT miễn phí. Tuy nhiên, lưu ý rằng điều này chỉ áp dụng cho ChatGPT, vì các sản phẩm khác của OpenAI như DALL-E 3 vẫn phải trả tiền và tài khoản để truy cập.
Cụ thể, OpenAI cho biết trong một bài đăng trên blog: “Chúng tôi đang triển khai tính năng này dần dần, giúp bất kỳ ai tò mò về khả năng của nó đều có thể tiếp cận AI”.
Hãng gọi đây là một phần trong sứ mệnh "làm cho các công cụ như ChatGPT phổ biến rộng rãi để mọi người có thể trải nghiệm những lợi ích của AI". Cách làm này cũng cung cấp cho công ty nhiều dữ liệu đào tạo hơn, đồng thời thúc đẩy nhiều người dùng tạo tài khoản và đăng ký dịch vụ GPT-4 tính phí thay vì mô hình GPT-3.5 cũ, miễn phí.
Kể từ khi ChatGPT ra mắt lần đầu tiên vào cuối năm 2022, những người dùng quan tâm nếu muốn sử dụng phải đăng ký tài khoản OpenAI. Chatbot này phổ biến ngoài mong đợi và trở thành một trong những dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh nhất từ trước đến nay.
Sau đó, start-up trí tuệ nhân tạo đã bổ sung dịch vụ trả phí để truy cập các sản phẩm như DALL-E 3 và các mô hình ngôn ngữ cao cấp hơn. Người dùng sẽ cần có tài khoản để lưu và xem lại lịch sử trò chuyện, chia sẻ cuộc trò chuyện và trò chuyện bằng giọng nói.
OpenAI cho biết mỗi tuần có hơn 100 triệu người trên 185 quốc gia sử dụng ChatGPT. Công cụ theo dõi lưu lượng truy cập SimilarWeb nhận thấy ChatGPT - với 1,6 tỷ lượt truy cập vào tháng 2 - hiện vẫn là website chatbot AI được truy cập nhiều nhất mặc dù nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gờm đã ra đời như Gemini, Copilot.
Tuy nhiên, lưu lượng truy cập của ChatGPT đã giảm nhẹ so với mức đỉnh vào tháng 5/2023 khi số lượt truy cập ước tính lên tới 1,8 tỷ người.
Theo OpenAI, sau khi gỡ bỏ yêu cầu tạo tài khoản để truy cập, hãng sẽ tung ra "các biện pháp bảo vệ nội dung cho trải nghiệm miễn phí", bao gồm cả chặn các câu lệnh nhạy cảm. Người dùng cũng có thể tùy chọn cho phép hoặc từ chối đào tạo mô hình AI của OpenAI, ngay cả khi không có tài khoản.
Bạn có thể chọn không cung cấp dữ liệu để đào tạo mô hình AI khi không đăng nhập bằng cách nhấp vào dấu chấm hỏi nhỏ góc phải bên dưới, sau đó chọn Settings và tắt nút “Improve the model for everyone”.
Trong khi đó, các sản phẩm khác của startup AI như dịch vụ nhân bản giọng nói bằng trí tuệ nhân tạo vừa được công bố Voice Engine và nền tảng tạo video tự động Sora, vẫn chỉ cung cấp cho số lượng người dùng hạn chế và đối tác. Đây cũng không nằm trong quyền lợi của người dùng có tài khoản OpenAI.
Xuất bản học thuật phủ nhận tác quyền của ChatGPT
Hiện có một làn sóng lo ngại rằng AI, với những nghiên cứu thiếu sót hay thậm chí bịa đặt, có thể gây nguy hại cho các tài liệu học thuật. Springer-Nature, một đơn vị xuất bản gần 3.000 tạp chí, đã cập nhật chính sách của mình, tuyên bố rằng ChatGPT không thể được liệt kê là tác giả. Nhiều đơn vị xuất bản khác đã thực hiện những cập nhật tương tự.
Chatbot dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo của OpenAI sắp được đợt nâng cấp lớn, lên phiên bản GPT-5.
Đài Hàn Quốc ‘thuê’ phát thanh viên AI, trả lương rẻ hơn người thật
Toàn bộ bản tin thời sự của đài này đều được làm bằng AI. Kịch bản phát sóng do ChatGPT viết, sau đó được MC ảo đọc tự động, phát sóng thành chương trình truyền hình hoàn chỉnh.
Ý đồ thực sự của Elon Musk với cha đẻ ChatGPT
Việc Elon Musk góp sức xây dựng OpenAI dường như chỉ là cách để vị tỷ phú gọi vốn nhằm vực dậy một Tesla lúc ấy đang trên bờ vực sụp đổ.