Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Từ giải bóng đá học đường đến chuyện 'phát triển tầm vóc người Việt'

Festival Bóng đá học đường TP.HCM ngày càng lớn mạnh. Đây là tín hiệu đáng mừng cho phong trào thể thao nhà trường nói riêng và của Đề án phát triển tầm vóc người Việt nói chung.

festival Bong da hoc duong 2017 anh 1festival Bong da hoc duong 2017 anh 2

Festival Bóng đá học đường TP.HCM ngày càng lớn mạnh. Đây là tín hiệu đáng mừng cho phong trào thể thao nhà trường nói riêng và của Đề án phát triển tầm vóc người Việt nói chung.

K

hởi động từ năm học 2013 - 2014, festival Bóng đá học đường TP.HCM ngày càng lớn mạnh sau 5 năm triển khai liên tục. Đây là tín hiệu đáng mừng cho phong trào thể thao nhà trường nói riêng và của Đề án phát triển tầm vóc người Việt nói chung.

Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam theo đó sẽ nâng cao chất lượng giờ học thể dục chính khóa, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa, hướng dẫn học sinh tự luyện tập thể dục thể thao để tăng cường thể lực, cải thiện chiều cao thân thể.

festival Bong da hoc duong 2017 anh 3

C

hơi thể thao là cách thức hiệu quả để trẻ em phát triển thể chất lẫn tinh thần, đem lại các cảm xúc tích cực, tự tin và xây dựng lối sống lành mạnh. Tuy vậy, điều đáng tiếc là chưa có nhiều phụ huynh dành sự quan tâm đúng mực cho việc rèn luyện thể chất của trẻ.

Chị Hải Yến, phụ huynh của vận động viên bơi lội nhí Gia Bảo, từng chia sẻ: “Mình từng lo sợ con gái bị mất sức và không tập trung học hành được khi tham gia cuộc thi bơi”. Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền, phụ huynh của chân sút nhí Đỗ Thành Trung, từng cấm con ra sân chơi bóng vì lo lắng bé bị ốm, sốt.

May mắn là trong 5 năm trở lại đây, với sự phát triển của nhiều chương trình thể thao học đường được tổ chức chỉn chu, phù hợp với lịch học và thể trạng của trẻ. Trong đó, một số môn thể thao được đẩy mạnh có thể kể đến bơi lội, đạp xe, bóng rổ, cầu lông và không thể thiếu bóng đá. Nổi bật trong đó là festival Bóng đá học đường ngày càng gia tăng về số lượng tham gia.

Nếu như trong năm đầu tiên 2013 - 2014, giải chỉ có 40 trường tham dự thì sang đến năm học 2014 - 2015, con số này đã tăng gấp đôi. Đến năm học 2015 - 2016, số trường tham dự tăng lên đến 158. Năm ngoái 2016 - 2017, tổng cộng có 206 trường tham dự, trong đó có 156 trường tiểu học và 50 trường THCS (dành cho học sinh lớp 6), đến từ 24 quận, huyện trên TP.HCM.

Năm học 2017 - 2018, festival Bóng đá học đường có sự tham dự của 380 đội bóng đến từ 181 trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM. Vòng đá loại diễn ra trong 3 ngày từ 18/3 đến 30/3/2018, nhằm chọn ra 192 đội bóng tham gia vòng chung kết vào tháng 4/2018.

“Sau 4 năm thực hiện, Liên Đoàn đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác đồng hành là Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, nhãn hàng Milo, Công ty TNHH TSN, Công ty Động Lực và các chuyên gia trong ngành thể thao để xây dựng chương trình giáo án, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng lộ trình, làm việc chặt chẽ, hiệu quả trong dự án bóng đá học đường”, ông Ngô Lê Bằng, Phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá TP.HCM chia sẻ, qua đó cho thấy sự đầu tư đúng mực cho việc phát triển giải đấu festival Bóng đá học đường.

Hàng năm, màn thi tài của những chân sút nhí nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người hâm mộ. Bản thân các em cũng được hưởng nhiều lợi ích quan trọng như sống hết mình với đam mê, có khoảng thời gian thư giãn sau những giờ phút học tập trên lớp, cũng như tạo tiền đề tiếp cận với mô hình bóng đá chuyên nghiệp.

festival Bong da hoc duong 2017 anh 7

S

ự lớn mạnh qua từng năm của festival Bóng đá học đường, sự hưởng ứng mạnh mẽ từ phía phụ huynh, học sinh cũng như sự ủng hộ hết mình từ phía nhà trường không đơn thuần là tín hiệu vui cho việc sinh hoạt vui chơi của trẻ em Việt. Nó còn là điểm sáng trong quá trình thực hiện đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030, hay còn gọi là đề án 641 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 28/4/2011.

Một trong những mục tiêu cụ thể của đề án là cải thiện chiều cao trung bình đối với nam 18 tuổi là cao 167 cm vào năm 2020 và cao 168,5 cm vào năm 2030. Đối với nữ 18 tuổi, chiều cao trung bình 156 cm vào năm 2020 và cao 157,5 cm vào năm 2030.

Để làm được điều này, cần bắt đầu cải thiện từ lớp trẻ em, học sinh, thông qua chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất học đường.

festival Bong da hoc duong 2017 anh 8

Tuy nhiên, việc phát triển thể lực cho trẻ em không thể bắt nguồn từ một phía mà cần có sự phối hợp ăn ý giữa nhà trường, phụ huynh, học sinh, các ban ngành liên quan cũng như những công ty, doanh nghiệp quan tâm đến đề án 641.

Về phía nhà trường, việc nâng cao tầm vóc người Việt ngày càng được chú trọng. Theo thầy Nguyễn Chí Sang, đại diện bộ môn Thể dục, trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận 7), giải bóng đá học đường mang đến cho các em niềm vui, sức khoẻ và kinh nghiệm, đồng thời khơi gợi đam mê sau này của các bé.

“Trong những năm vừa qua, trường có khoảng 500 bé tham dự tập luyện bóng đá, cứ mỗi ngày tới tiết thể thao là các bé sẽ xách giày ra sân tập luyện và thi đấu. Sau giờ học, các bé sẽ có khoảng 2 tiếng để tập với câu lạc bộ bóng đá ngoài giờ”, thầy Sang tự hào nói.

Cô Nguyễn Kim Hân, giáo viên trường tiểu học Lương Thế Vinh, cho biết trường luôn tạo điều kiện khuyến khích các em tham gia hoạt động thể thao, không riêng môn bóng đá. Trung bình mỗi tuần trường dành ra khoảng 3 tiết học để bồi dưỡng thể dục và những môn thể thao năng khiếu cho các em. Trong đó, có 2 tiết bóng đá và một tiết năng khiếu cho nhiều bộ môn khác nhau.

festival Bong da hoc duong 2017 anh 9

Cùng lúc đó, nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cũng dành sự quan tâm lớn cho việc phát triển tầm vóc Việt. Nổi bật trong đó là chuỗi chương trình “Năng động Việt Nam” của Nestlé Milo. Chương trình này thể hiện cam kết của Nestlé đối với mục tiêu “Nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần xây dựng một tương lai khỏe mạnh hơn” tại Việt Nam.

Những năm qua, doanh nghiệp này hỗ trợ tích cực cho việc phát triển giải đấu festival Bóng đá học đường như cung cấp bộ dụng cụ luyện tập gồm khung thành, bóng, đồng phục thi đấu và kinh phí tổ chức giải cùng với Liên đoàn Bóng đá TP.HCM.

Bên cạnh đó, nhãn hàng cũng đóng góp không ngừng vào giải bóng đá Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc. Hơn thế nữa, trong năm nay, 5 chân sút nhí tiềm năng được Milo hợp tác với CLB Barcelona tổ chức khoá tập huấn 5 ngày ngay tại sân vận động Camp Nou.

Ông Ali Abbas, Giám đốc kinh doanh ngành hàng Thức uống dinh dưỡng và sữa Công ty Nestlé Việt Nam cho biết: “Là người bạn thân thiết của các em nhỏ lứa tuổi học đường, Nestlé Milo luôn sát cánh và nuôi dưỡng trong các em tình yêu với thể thao, đặc biệt là niềm đam mê với trái bóng tròn. Chúng tôi nỗ lực truyền cảm hứng và tạo điều kiện cho các em thực hiện giấc mơ được luyện tập và chơi môn thể thao mình yêu thích”.

“Một trong những khiếm khuyết của cầu thủ đỉnh cao của chúng ta, đó chính là tầm vóc. Đó chính là vấn đề thể lực. Qua việc liên kết, hợp tác với Công ty TNHH Nestlé, nhãn hàng Milo, chúng tôi đã đặt những bước đi đầu tiên để giải quyết vấn đề tầm vóc của người dân Việt Nam nói chung và các cầu thủ nói riêng”, ông Ngô Lê Bằng đưa ra kết luận nhìn từ góc độ chuyên môn.

Trong báo cáo “Play in Balance” được trang Daily Mail trích dẫn, 74% trẻ em ngày nay dành thời gian chơi ngoài trời chưa đến 60 phút ngày; 18% trên tổng số tham gia khảo sát chưa từng tham gia hoạt động ngoài trời. Cuối tháng 7, kênh Channel News Asia cũng dẫn ra một nghiên cứu khác ở Singapore cho biết, “chơi trong nhà” đã trở thành khái niệm quen thuộc với trẻ em độ tuổi 8-12. 

Tại Việt Nam, tình trạng này cũng diễn ra tương tự. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 40% trẻ em học cấp 1 ở các vùng đô thị Việt Nam bị xem là béo phì. Kết quả này cũng ứng với tình trạng trẻ ở trong nhà trung bình 3 giờ/ngày và gắn liền hoạt động giải trí với điện thoại thông minh và máy tính bảng. 

Giang Thư Quân

Bạn có thể quan tâm